Tiêu thụ thực phẩm bẩn có bị xử phạt hành chính không?

bởi PhuongMai
Tiêu thụ thực phẩm bẩn có bị xử phạt vi phạm hành chính?

Thực phẩm bẩn đã và đang tồn tại trong cuộc sống của mỗi người. Thực phẩm được bán tràn lan trên khắp mọi nẻo đường; bày bán bắt mắt, hương vị tươi ngon; nhưng ẩn sâu bên trong là gì thì không phải ai cũng biết. Người tiêu dùng thường đặt tiêu chí ăn đồ ăn ngon, bổ, rẻ. Nhưng như một lẽ tất yếu; đồ ăn ngon, rẻ thì sẽ không bổ; đồ ăn bổ, rẻ thì sẽ không ngon; đồ ăn ngon, bổ thì sẽ không rẻ. Đây là 03 yếu tố không thể đạt đối với thức ăn ngoài. Nhiều người lựa chọn mua đồ ăn ngoài mà không biết rằng đó là thực phẩm bẩn. Vậy tiêu thụ thực phẩm bẩn có bị xử phạt hành chính không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Ngày 30/10, Công TP Tam Điệp (Ninh Bình) cho biết; đơn vị vừa bắt giữ 3 tấn thực phẩm là xúc xích, chả cá đã quá hạn sử dụng, biến đổi màu sắc được vận chuyển từ Hà Nội về Ninh Bình tiêu thụ. Được biết, chủ số hàng trên là Lê Bật Anh (38 tuổi, trú thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) khai mua số hàng trên từ Hà Nội vận chuyển về Ninh Bình bán kiếm lời. Từ đó đặt ra trách nhiệm đối với người có hành vi tiêu thụ thực phẩm bẩn. Hành vi tiêu thụ thực phẩm bẩn có bị xử phạt hành chính không?”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật An toàn thực phẩm năm 2010

Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Thế nào là thực phẩm bẩn?

Thực phẩm bẩn là thực phẩm không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Hành vi tiêu thụ thực phẩm bẩn là hành vi như thế nào?

Hành vi tiêu thụ thực phẩm bản bao gồm có hành vi sản xuất, vận chuyển, mua bán thực phẩm bẩn. Nếu suy ra từ hành vi này; chính những người tiêu dùng cũng là những người đang tiếp tay tiêu thụ thực phẩm bẩn.

Thực trạng của việc tiêu thụ thực phẩm bẩn

Tình trạng tiêu thụ thực phẩm bẩn hiện đang diễn ra một cách tràn lan, khó kiểm soát. Chiếc xe chuyên chở thực phẩm bẩn ở trên chỉ là một ví dụ nhỏ trong hàng ngàn những ví dụ về vận chuyển thực phẩm bẩn vào Việt Nam.

Đáng buồn hơn là suy nghĩ của người dân hiện tại thường được chia làm 02 tình huống khá tiêu cực:

  • Thứ nhất, chỉ cần mình không ăn phải thực phẩm bẩn là được. Mình chỉ cần bảo vệ cho bản thân, sức khỏe của mình và gia đình thôi.
  • Thứ hai, là thực phẩm ở đâu cũng bẩn; có ăn một chút cũng không sao.

Chính những hành vi tiếp tay này đã khiến thực phẩm bẩn ngày càng được sử dụng lan tràn hơn.

Nguồn gốc của thực phẩm bẩn

Như một suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam; thực phẩm bẩn là thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhưng thực tế đã cho thấy; thực phẩm bẩn là do chính những người buôn bán khiến thực phẩm sạch trở thành thực phẩm bẩn.

Vì lợi ích, vì muốn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn; nhiều người đã sử dụng chính những hóa chất độc hại xuất phát từ Trung Quốc để đưa vào thực phẩm; khiến chúng trở nên độc hại.

Xử lý hành chính đối với hành vi tiêu thụ thực phẩm bẩn

Xử phạt vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến

Phạt tiền từ 01 đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm trong trường hợp:

  • Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng; hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng.
  • Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp: hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất; chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

….

Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này; trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng; mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp:

  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng; trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định; nhưng không đúng đối tượng thực phẩm.
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định; nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; trong trường hợp sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trong trường hợp sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp:

  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng; chất độc hại vượt giới hạn cho phép.
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm; hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng; hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất; chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt vi phạm quy định về sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; trong sản xuất, chế biến thực phẩm

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất; hóa chất quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất, hóa chất vượt quá giới hạn cho phép; hoặc không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp:

  • Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
  • Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 50.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này; trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hình sự đối với hành vi tiêu thụ thực phẩm bẩn

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Sử dụng chất, hóa chất; kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng; hoặc ngoài danh mục được cho phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm; mà trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh; hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm; hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh; hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • ….

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; làm chết người; gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người; gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; …

Giải quyết tình huống

Từ tình huống thực tế, có thể thấy đây là trường hợp tiêu thụ thực phẩm bẩn. Tuy nhiên, hiện tại vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra. Vậy nên; mức hình phạt hiện tại vẫn chưa được xác định.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Tiêu thụ thực phẩm bẩn có bị xử phạt hành chính không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải quyết những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu thụ thực phẩm bẩn có thể bị xử tử hình không?

Hiện tại, chỉ có 04 nhóm tội theo luật Hình sự Việt Nam bị tử hình: tội chống phá chính quyền; tội giết người; tội liên quan đến ma túy; tội liên quan đến chức vụ. Vậy nên, hành vi tiêu thụ thực phẩm bẩn không thể bị xử tử hình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm