Trong cuộc sống có thể thấy pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ cần thiết đối với Nhà nước mà còn đối với mỗi công dân. Đặc biệt những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật tạo nên sự khác biệt so với phong tục tập quán. Trong đó nổi bật là tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Tại sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến?
Có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:
Thứ nhất, Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Bao gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức. Chúng được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
Thứ hai. Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng. Chủ thể không có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không.
Thứ ba, Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành pháp luật.
Thứ tư, Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
Pháp luật mang tính phổ biến vì nó được xây dựng và áp dụng cho mọi người. Hiến pháp quy định công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, pháp luật mang tính quy phạm phổ biến là hoàn toàn đúng đắn.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là gì?
Nói đến pháp luật là nói đến tính quy phạm phổ biến. Tức là nói đến tính khuôn mẫu, mực thước, mô hình xử sự có tính phổ biến chung.
Trong xã hội không chỉ pháp luật có thuộc tính quy phạm. Đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các điều lệ của các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng đều có tính quy phạm. Cũng như pháp luật, tất cả các quy phạm trên đều là khuôn mẫu, quy tắc xử sự của con người.
Nhưng khác với đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo và điều lệ. Tính quy phạm của pháp luật mang tính phổ biến. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt pháp luật và các loại quy phạm nói trên.
Thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ:
+ Là khuôn mẫu chung cho nhiều người.
+ Được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật làm nên giá trị của pháp luật
Thứ nhất, pháp luật là khuôn mẫu chung cho nhiều người.
Pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì. Hay thậm chí là bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…
Như vậy khi nói đến pháp luật thì thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính phổ biến. Tức là nói đến những khuôn mẫu chung và có tính phổ biến. Trong xã hội hiện nay không chỉ pháp luật có tính quy phạm mà đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các tổ chức chính trị-xã hội đều có tính quy phạm.
Thứ hai, pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.
Pháp luật được áp dụng nhiều lần vì đây là quy định được đặt ra để đưa ra chuẩn mực chung trong hầu hết các trường hợp. Luật đã quy định rõ ràng nên dù một hành vi thực hiện vào khoảng thời gian nào cũng đều đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật.
Nếu tập quán chỉ được áp dụng cụ thể ở một vùng miền nhất định thì pháp luật được áp dụng rộng rãi. Pháp luật áp dụng cho cả mọi miền đất nước không phân biệt dân tộc, giới tính…
Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Chúng do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc thừa nhận. Bên cạnh đó mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế. Việc làm này nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người.
Đặc trưng cơ bản của pháp luật
Pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau:
- Tính quy phạm phổ biến.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Tính bắt buộc chung
Đặc điểm khác của pháp luật
Pháp luật do Nhà nước ban hành
Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi.
Ngoài việc ban hành pháp luật thì nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách là ghi nhận những tập quán đó trong luật thành văn.
Pháp luật có sự quy định chặt chẽ về hình thức
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ. Chúng được quy định trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật.
Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện pháp luật của người dân cũng như việc áp dụng và giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế.
Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như đã nêu ở trên trong đó có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm thực hiện pháp luật của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị xoá sổ hộ khẩu có làm căn cước công dân được không?
- Quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông bị xử phạt như thế nào?
- Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật viên chức?
- Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Tính quy phạm phổ biến của pháp luật”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Bệnh cạnh đó, nếu có thắc mắc về thủ tục hành chính, giấy tờ về luật như hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo hộ thương hiệu, xác nhận hôn nhân,….xin vui lòng liên hệ tới luật sư X thông qua số điện thoại: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Các mối quan hệ về trình tự, thủ tục… phát sinh trong quá trình Tòa án hành chính giải quyết các vụ án hành chính.
Phương pháp mệnh lệnh, quyền lực, phục tùng.
Phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Phương pháp điều chuẩn kết hợp,