Tổ chức tài chính vi mô là gì?

bởi Nga Nguyen1
Tổ chức tài chính vi mô là gì?

Nhờ vào đường lối Đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước; Việt Nam trong nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong kinh tế; nhất là công cuộc xoá đói giảm nghèo. Trong đó phần đóng góp rất đáng kể tới là hoạt động của tổ chức tài chính vi mô; nó có hoạt động mang ý nghĩa xã hội sâu sắc và đang ngày càng phát triển mạnh. Vậy hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu tổ chức tài chính vi mô là gì? qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Tài chính vi mô là việc cấp  cho các hộ gia đình có thu nhập thấp các khoản vay nhỏ, nhằm mục đích giúp họ trong hoạt động sản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Nó thường kèm các dịch vụ khác như: tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm. Lí do vì người nghèo; người có thu nhập thấp có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính; nhưng khó tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức.

Tổ chức tài chính vi mô là gì?

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017; định nghĩa về tổ chức tài chính vi mô như sau:

Tổ chức tài chính vi mô là là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng; nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.

Ngoài ra luật còn quy định thêm; tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.

Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Thông tư 03/2018/TT-NHNN; gồm các điều kiện như sau:

Đủ điều kiện cấp giấy phép

  • vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
  • Có chủ sở hữu, thành viên sáng lập theo quy định.
  • Có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
  • Có Điều lệ phù hợp với quy định.
  • Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 3 năm đầu hoạt động.

Chủ sở hữu, thành viên sáng lập

-Đối với việc chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì có các điều kiện sau:

  • Là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam,…
  • Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác; vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;…
  • Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập; cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.

-Đối với đối tượng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị – xã hội;
  • Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã; hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình; dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp; trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
  • Thành viên sáng lập là cá nhân, tổ chức Việt Nam; hoặc thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài phải phù hợp tại thông tư này.
  • Tổng số không quá 05 thành viên góp vốn (gồm tổ chức, cá nhân trong nước và ngân hàng nước ngoài).

Cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính vi mô

Quy định về cơ cấu tổ chức của Tổ chức tài chính vi mô là gì? Căn cứ thep Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:

Tổ chức tài chính vi mô phải có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị; điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ; phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).

Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

Với mục đích chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân; hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô; căn cứ theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 như sau:

  • Hoạt động huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam gồm tiết kiệm bắt buộc; và tiền gửi tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Ngoài ra tổ chức tài chính vi mô còn huy động vốn thông qua vay vốn của tổ chức tín dụng; tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định pháp luật.
  • Hoạt động cấp tín dụng thì tổ chức tài chính vi mô chỉ được cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam dưới hình thức cho vay. Việc cấp tín dụng của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc; bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn. Nhưng phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cấp tín dụng cho cá nhân; hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ trong tổng dư nợ cấp tín dụng không thấp hơn tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
  • Hoạt động khác bao gồm:  Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn; cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô; cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô; hoặc làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.

Một vài tổ chức tài chính vi mô

Một là, Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7 tại Tầng 2 Lô A9/D5 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hai là, Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương tại số 20 Thụy Khuê, phường Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội.

Ba là, Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa tại số 181 đường Hùng Vương, Phường Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.

Bốn là, Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm tại số 14C đường Cách mạng Tháng Tám, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Tổ chức tài chính vi mô là gì?” rất mong bài viết hữu ích với bạn đọc.

Hãy liên hệ với chung tôi khi có thắc mắc về các vấn đề liên quan; Luật sư X luôn sẵn sàng tư vấn đến bạn: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tỉ lệ sở hữu vốn góp của tổ chức tài chính vi mô là bao nhiêu theo quy định?

Tỉ lệ sở hữu vốn góp của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
-Đối với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội phải đạt tối thiểu 25% vốn điều lệ.
– Các thành viên góp vốn khác ở trong nước không được vượt quá tỉ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội.
-Tỷ lệ sở hữu của một thành viên góp vốn là cá nhân không vượt quá 5% vốn điều lệ
-…

Hình thức góp vốn điều lệ của Tổ chức tài chính vi mô là gì?

Căn cứ tại Thông tư 03/2018/TT-NHNN:
Vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô được góp bằng tiền Việt Nam đối với phần vốn góp của thành viên góp vốn, giá trị thực vốn được giao, vốn được cấp của chương trình,…
Giá trị thực vốn được giao, vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi là chênh lệch giữa tài sản có và nợ phải trả của chương trình, dự án tài chính vi mô trên báo cáo kiểm toán độc lập trong thời hạn không quá 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và được cơ quan có thẩm quyền, tổ chức sở hữu vốn được giao, vốn được cấp có văn bản giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ để tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm