Thưa Luật sư, cuộc sống chung của hai vợ chồng em nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên hai vợ chồng đã thỏa thuận với nhau về vấn đề ly hôn, nhưng vợ không đồng ý, Em đã nộp đơn đơn phương ly hôn lên Tòa. Vậy luật sư cho em hỏi tại phiên xét xử vợ em không có mặt Tòa có xử lý không ạ!
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Căn cứ:
Nội dung tư vấn:
Chào bạn, câu hỏi mà bạn gửi tới cũng chính là một trong những câu hỏi mà chúng tôi gặp phải trong quá trình tư vấn. Vậy chúng tôi sẽ giải đáp để bạn nắm rõ như sau:
Xét xử ly hôn vắng mặt
Khi vụ án được đưa ra xét xử thì đương sự phải có mặt tại phiên Tòa. Trường hợp đương sự ly hôn vắng mặt thì giải quyết theo quy định của điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- Nguyên đơn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
- Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Do đó, với trường hợp của bạn nếu vợ bạn đến phiên tòa khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần đầu Tòa sẽ hoãn phiên Tòa; trừ trường hợp vợ bạn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Với lần triệu tập hợp lệ lần hai mà vợ bạn vẫn vắng mặt mà không có có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, không có yêu cầu phản tố vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Quý khách có thể xem thêm bài viết:
- Thủ tục ly hôn đơn phương
- Thủ tục ly hôn thuận tình
- Cách viết đơn ly hôn thuận tình
- Cách viết đơn ly hôn đơn phương
- Tra cứu án phí ly hôn
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:
- Dịch vụ tư vấn ly hôn
- Dịch vụ viết đơn ly hôn đơn phương
- Dịch vụ viết đơn ly hôn thuận tình
- Dịch vụ ly hôn nhanh
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thông thường, đương sự có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa. Tuy nhiên đối với phiên tòa xét xử lý hôn, liên quan trực tiếp đến quyền nhân thân của các đương sự. Vì vậy yêu cầu trực tiếp đương sự phải tham gia phiên tòa xét xử ly hôn.
Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy pháp luật không quy định hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Nên người vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn trong giai đoạn thai kỳ.