Tội đưa hối lộ

bởi

“Không có lửa làm sao có khói”. Thật vậy, nếu không có người đưa hối lộ thì chắc hẳn sẽ không có người nhận hối lộ. Vậy quy định của pháp luật hiện hành về tội đưa hối lộ như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự).

Nội dung tư vấn

1. Đưa hối lộ là gì

Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự, theo đó:

Tội đưa hối là hành vi của cá nhân trực tiếp hoặc qua trung gian đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đó.

2. Dấu hiệu pháp lý

2.1. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội đưa hối lộ là chủ thể thường – bất kỳ cá nhân nào khi có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội đưa hối lộ là trực tiếp hoặc qua trung gian đưa hoặc sẽ đưa bất kỳ lợi ích nào  quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự cho người có chức vụ quyền hạn.

Của hối lộ có thể là tiền (bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ), tài sản (nhà, xe ô tô, xe máy,…), lợi ích vật chất khác (như vé máy bay, vé tàu xe, vé dịch vụ nghỉ mát, khám chữa bệnh,…) có giá trị từ  2.000.000 đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất.

Thủ đoạn đưa hối lộ cũng đa dạng. Người phạm tội có thể đưa trực tiếp cho người nhận hối lộ hoặc qua một hoặc nhiều người trung gian. Người nhận hối lộ và người trung gian có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 354 và Điều 365 Bộ luật Hình sự.

Cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ ngay cả khi họ chưa đưa những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự. Đây là trường hợp đã có sự thống nhất giữa người phạm tội và người có chức vụ, quyền hạn về lợi ích sẽ đưa, việc sẽ làm hoặc sẽ không làm phù hợp với lợi ích hoặc yêu cầu của người đưa hối lộ.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội ý thức được việc mình làm là trái pháp luật nhưng vì lợi ích, mong muốn của bản thân hay người khác vẫn làm và qua đó gây thiệt hại cho xã hội.

2.4. Khách thể của tội phạm

Xâm phạm quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

3. Hình phạt

Điều 364 Bộ luật hình sự quy định 04 khung hình phạt như sau: 

Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp lợi ích vật chất nhận được có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho các trường hợp người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng sau:

  • Phạm tội có tổ chức: là trường hợp người phạm tội kết chặt chẽ với người khác trong việc đưa hối lộ.
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt: sử dụng thủ đoạn tinh vi, khó có thể bị phát hiện.
  • Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ: là trường hợp người đưa hối lộ biết rõ của hối lộ là tài sản của cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước,… và họ nhận thức được tính chất sở hữu của tài sản dùng vào hối lộ là tài sản Nhà nước.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: là trường hợp người phạm tội đưa hối lộ sử dụng quyền hạn của mình để đưa hối lộ.
  • Phạm tội 02 lần trở lên: là trường hợp đưa hối lộ từ 02 lần trở lên một cách riêng rẻ trong cùng một thời gian hoặc trong các khoảng thời gian khác nhau, cho cùng một người hoặc của nhiều người khác nhau mà mỗi lần như vật đều cấu thành tội đưa hối lộ và chưa bị kết án về một lần nào.
  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài các hình phạt chính, người phạm tội đưa hối lộ còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định trên.Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hi vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về Hình sự tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm