Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

bởi
Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Trong các tội phạm về chức vụ như tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản,  thì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là tội phạm phổ biến nhất. Bởi trong khi làm nhiệm vụ, công vụ, người có chức vụ, quyền hạn dễ dàng thực hiện hành vi và cũng dễ bị người khác tác động để thực hiện hành vi phạm tội nhất. Vậy, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là tội phạm như thế nào? Pháp luật có chế tài xử lý ra sao đối với người phạm tội này. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ

Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ như sau:

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tội lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có những đặc điểm sau:

– Thứ nhất, người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn. Đó là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

– Thứ hai, Hành vi phạm tội là hành vi dùng chính chức vụ, quyền hạn mà người phạm tội có được trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để làm trái công vụ, gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Thứ ba, động cơ, mục đích phạm tội là nhằm vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Thực tiễn xét xử cho thấy, người phạm tội thường vì động cơ vụ lợi vật chất, kinh tế hoặc các lợi ích phi vật chất khác như địa vị, nhu cầu tình cảm.

Khi xem xét hành vi của một người có dấu hiệu cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, chúng ta phải đối chiếu các thông tin về người phạm tội (chủ thể) có phải người có chức vụ, quyền hạn không? Hành vi của người đó đã đủ dấu hiệu điều luật mô tả hay chưa? Động cơ, mục đích phạm tội?

Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ sẽ bị xử lý hình sự tùy thuộc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Cụ thể người phạm tội sẽ bị phạt như sau:

– Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi hành vi phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

– Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.

– Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi gây thiệt hại về tài sản từ 01 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi liên quan

Cán bộ nhận hối lộ bao nhiêu thì phải đi tù?

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ theo khoản 1 điều 279 Bộ luật Hình sự là tiền của hối lộ phải có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Nếu tiền của hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Thế nào là lạm quyền trong khi thi hành công vụ?

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là việc người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Gỉa mạo Zalo người khác bị xử phạt ra sao?

Điểm d Khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Như vậy người có hành vi giả mạo Zalo người khác sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Với hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm