Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?

Chào Luật sư, theo như tôi được biết các hành vi liên quan đến sử dụng trái phép mai tuý kể cả hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đều sẽ đứng trước nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 12 Luật phòng, chống ma túy 2021 quy định về các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy như sau:

– Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:

  • Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
  • Vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
  • Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

– Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng ma tuý tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Luật phòng, chống ma túy 2021 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về ma tuý tại Việt Nam như sau:

– Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.

– Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

– Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

– Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần trái quy định của pháp luật.

– Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.

– Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

– Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.

– Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

– Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.

– Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.

– Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.

Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?
Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?

Cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 11 Luật phòng, chống ma túy 2021 quy định về cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy như sau:

Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy bao gồm:

– Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân;

– Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quan.

Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma túy.

Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Hải quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, cơ quan, tổ chức khác có liên quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma túy tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.

Trên cùng một địa bàn khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan thì cơ quan phát hiện trước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật vi phạm pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết.

Chính phủ quy định việc phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy.

Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

– Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
  • Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người đang cai nghiện;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 13 tuổi.

– Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đềTội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về hợp pháp hóa lãnh sự giấy đăng ký kết hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

 Kiểm soát hoạt động vận chuyển chất ma túy, tiền chất?


– Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì được vận chuyển chất ma túy, tiền chất; khi thực hiện việc vận chuyển phải đóng gói, niêm phong theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, có biện pháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát trong quá trình vận chuyển và chịu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh?


Hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, tồn trữ, bảo quản, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy như thế nào?

Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ.

Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý hành chính.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm