Tội nhận hối lộ Bộ luật hình sự 2015 được quy định như thế nào?

bởi Tình
Tội nhận hối lộ Bộ luật hình sự 2015 được quy định như thế nào?

Xin chào Luật sư. Em là Kiên, sinh viên năm hai, khoa Luật ở Học viện Thanh thiếu niên. Hiện tại, em đang học đến phần Luật hình sự và cảm thấy muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về nó. Luật sư có thể phân tích tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự 2015 không ạ? Có điểm gì nổi bật ạ? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Tội nhận hối lộ Bộ luật hình sự 2015 được quy định như thế nào?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tội nhận hối lộ Bộ luật hình sự 2015 được quy định như thế nào?

Theo Điều 354 BLHS năm 2015 thì nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc lợi ích phi vật chất, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Dấu hiệu pháp lý cấu thành tội nhận hối lộ

Khách thể

Khách thể của Tội nhận hối lộ là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Khách thể là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào. 

Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc những lợi ích vật chất khác.

Hình thức hối lộ có thể là người phạm tội trực tiếp nhận từ người đưa hối lộ hoặc qua một hay nhiều người trung gian. 

Chủ thể của tội phạm

Người phạm tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn, nhưng lại không giống như người có chức vụ, quyền hạn trong tội tham ô tài sản.

Nếu người có chức vụ, quyền phạm tội tham ô tài sản phải là người có liên quan đến việc quản lý tài sản, thì người có chức vụ, quyền hạn phạm tội nhận hối lộ không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản.

Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội nhận hối lộ rộng hơn.

Tuy nhiên, người phạm tội nhận hối lộ lại không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý mà là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

Mặt khách quan

Người nhận hối lộ thuộc 01 trong 04 trường hợp sau đây mới phạm tội nhận hối lộ:

Một là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Hai là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Ba là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Bốn là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác lợi ích phi vật chất, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Lợi ích phi vật chất quy định trong tội này có thể là lợi ích về tinh thần, về tình cảm, tình dục…

Mặt chủ quan

Người phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, tức là, “họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn thực hiện được hành vi phạm tội.

Nhận hối lộ bị xử phạt theo Bộ luật hình sự 2015 thế nào?

Căn cứ Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

Tội nhận hối lộ Bộ luật hình sự 2015 được quy định như thế nào?
Tội nhận hối lộ Bộ luật hình sự 2015 được quy định như thế nào?

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng358 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tội nhận hối lộ Bộ luật hình sự 2015 được quy định như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, hồ sơ giải thể công ty cổ phần, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhận tiền hối lộ sau đó trả lại có phạm tội không?

Các hành vi có dấu hiệu cấu thành tội nhận hối lộ tuy chủ thể đã trả lại tiền nhưng hành vi đó vẫn có thể bị xử lý hình sự. 

Hành vi nhận hối lộ có bị xử lý kỷ luật Đảng không?

Nếu người vi phạm hành vi nhận hối lộ là Đảng viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng với hình thức tương ứng theo Quy định 181/QĐ-TW.

Người nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?

Người nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nhận của hối lộ là lợi ích phi vật chất; tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa xóa án tích mà còn vi phạm.


5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm