Tội quấy nhiễu nhân dân lần đầu tiên được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự 1985 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Bộ luật Hình sự sau này, đây là tội danh được xếp vào nhóm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Tội quấy nhiễu nhân dân có hình phạt gì? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS 2015)
Nội dung tư vấn
Thế nào được coi là quấy nhiễu nhân dân?
BLHS 2015 không có quy định cụ thể về thế nào là quấy nhiễu nhân dân. Tuy nhiên có thể hiểu quấy nhiễu nhân dân là hành vi của quân nhân xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, phong tục, tập quán, tài sản… của nhân dân.
Theo đó, tội quấy nhiễu nhân dân là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại về tài sản đối với nhân dân, làm mất tình đoàn kêt giữa quân đội và nhân dân, đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cấu thành tội phạm của tội quấy nhiễu nhân dân
Chủ thể tội quấy nhiễu nhân dân
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người được quy định tại Điều 392 BLHS mới có thể thực hiện tội phạm này bao gồm:
- Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng;
- Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện;
- Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
- Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.
Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (đủ 16 tuổi trở lên) và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.
Khách thể tội quấy nhiễu nhân dân
Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ kỷ luật của quân đội, xâm phạm đến tình nghĩa đoàn kết quân dân. Hành vi của người phạm tội xâm phạm mối đoàn kết quân dân, gây thiệt hại đến tài sản công dân; làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở địa phương, xâm phạm nhân phẩm, danh dự công dân.
Mặt chủ quan tội quấy nhiễu nhân dân
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình gây nguy hại cho xã hội, nhân dân, gây ảnh hưởng làm mất tình đoàn kết dân quân nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Mặt khách quan tội quấy nhiễu nhân dân
Tội quấy nhiễu quân nhân có các dấu hiệu về hành vi khách quan như sau:
- Chửi mắng, đánh đập; không tôn trọng phong tục tập quán, nếp sống của nhân dân; xâm phạm tài sản của nhân dân như; mượn không trả, mua bán không sòng phẳng,…
- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về hành vi quấy nhiễu nhân dân mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại cho nhân dân hoặc mất đoàn kết quân dân, bao gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, làm cho nhân dân mất lòng tin vào quân đội.
Tội quấy nhiễu nhân dân có hình phạt gì?
Theo quy định tại Điều 415 BLHS 2015, hình phạt chính của tội này là phạt cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Thời hạn của hình phạt tù sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp, tình tiết khác nhau của vụ án.
Cụ thể như sau:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi quấy nhiễu nhân dân mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng đối với người có hành vi quấy nhiễu nhân dân thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan;
- Lôi kéo người khác phạm tội;
- Trong khu vực có chiến sự;
- Trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Việc xác định hình phạt cụ thể khi phạm tội quấy nhiễu nhân dân đối với người không nắm rõ các quy định của pháp luật, không có kinh nghiệm xét xử sẽ rất khó khăn.
Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Toà án còn dựa vào những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ tội phạm theo quy định tại Điều 51, Điều 52 BLHS 2015.
Nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.
Do vậy, tuy người phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu như có những tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhân thân tốt hay có hoàn cảnh đặc biệt.
Ngược lại, nếu có những tình tiết tăng nặng theo quy định, trong quá trình xét xử Tòa án có thể nhận thấy được, quyết định hình phạt có nâng cao hơn so với khung hình phạt.
Có thể bạn quan tâm
- Nhắn tin đe dọa người khác có phải tội phạm hay không?
- Tấn công nhân viên y tế bị xử phạt như thế nào?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Tội quấy nhiễu nhân dân có hình phạt gì?”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quấy nhiễu nhân dân là hành vi của quân nhân xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, phong tục, tập quán, tài sản… của nhân dân.
Tội quấy nhiễu nhân dân là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại về tài sản đối với nhân dân, làm mất tình đoàn kêt giữa quân đội và nhân dân, đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan;
– Lôi kéo người khác phạm tội;
– Trong khu vực có chiến sự;
– Trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;
– Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.