Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác bị xử phạt như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác bị xử phạt như thế nào?

Chào Luật sư, dạo gần đây tôi thấy trên báo đài thường xuyên đưa tin các phần tủ khủng bố tại nước ngoài thường xuyên nhắm vào các quyền tự do tôn giáo của người khác để nổi loạn, những người có hành vi như thế sẽ bị xử phạt về Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi tại Việt Nam Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác bị xử phạt như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác bị xử phạt như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 6 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:

– Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

– Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

– Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

– Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

– Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

– Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

– Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

  • Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
  • Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
  • Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
  • Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

– Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác bị xử phạt như thế nào?
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác bị xử phạt như thế nào?

Quy định về xử phạt hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Theo quy định tại Điều 64 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

– Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo quy định tại Điều 65 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ như sau:

Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm sau đây:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

– Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

– Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Dẫn đến biểu tình;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác bị xử phạt như thế nào? hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thủ tục xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo?

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
– Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
– Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này.

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

– Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
– Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
– Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng?

– Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm