Tống tiền người khác là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi tống tiền mà người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh khác nhau. Pháp luật đã quy định về những hành vi nhằm tống tiền người người và mức xử phạt. Vậy, tống tiền người khác phạm tội gì theo quy định năm 2023? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của LSX để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Tống tiền được hiểu như thế nào?
Tống tiền hành hành vi chúng có thể thấy trên thực tế hoặc qua báo chí, phim ảnh, sách truyện. Tuy nhiên có thể chúng ta chưa hình dung chính xác được tống tiền là như thế nào theo phương diện pháp luật. Nếu hiểu rõ hơn về hành vi tống tiền, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Hành vi tống tiền không được pháp luật định nghĩa như thế nào? Tuy nhiên dựa vào thực tế ta có thể hiểu tống tiền là hành vi đe dọa, uy hiếp hoặc bằng bất kỳ hình thức, thủ đoạn nào khác nhằm yêu cầu/buộc người khác phải nộp tiền hay tài sản có giá trị khác cho mình. Người thực hiện hành vi tống tiền có thể là cá nhân hoặc là tổ chức.
Thủ đoạn thường dùng của người thực hiện hành vi tống tiền (hoặc lợi ích vật chất, tài sản khác) có thể là:
- Đe dọa gửi, đăng các video, clip liên quan đến người bị đe dọa lên các trang mạng xã hội hoặc tới các đơn vị, cá nhân có ảnh hưởng tới người bị đe dọa (ví dụ gia đình, nơi làm việc…);
- Đe dọa, uy hiếp sẽ sử dụng vũ lực (có thể có vũ khí hoặc không có vũ khí) để tấn công người bị đe dọa gây phương hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bị đe dọa nếu không chuyển giao tiền cho người đe dọa;
- Đe dọa gửi các thông tin bí mật, các bí quyết kinh doanh, các hồ sơ, tài liệu liên quan đến người bị tống tiền đến những địa điểm nhằm gây bất lợi hoặc gây thiệt hại cho họ;
- Đe dọa, uy hiếp về tinh thần người khác nếu không sẽ thực hiện việc gây thiệt hại về tài sản như hủy hoại tài sản, hoặc tố giác hành vi vi phạm pháp luật/hành vi vi phạm đạo đức, loan tin về đời tư/làm lộ thông tin về công việc…của người bị đe dọa;
Tống tiền người khác phạm tội gì?
Nhiều hình thức để một cá nhân, tổ chức nào đó có thể tống tiền cá nhân, tổ chức khác. Tùy vào hành vi, mục đích của hành vi tống tiền mà người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh khác nhau. Để biết hành vi tống tiền người khác phạm tội gì, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Thông thường, hành vi tống tiền bằng clip, bằng video sẽ có thể bị truy cứu hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu hành vi này đe dọa, uy hiếp và yêu cầu ngay tức khắc phải đưa tiền, chuyển tiền mà không cho người bị tống tiền có thời gian để suy nghĩ, chuẩn bị thì có thể bị truy cứu hình sự với tội danh cướp tài sản tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.
Sự khác nhau giữa hai loại tội danh này là dựa vào yếu tố thời gian, tức đối tượng đe dọa có yêu cầu phải chuyển tiền/chuyển tài sản ngay tức khắc hay không.
Ngoài ra, hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015.
Tống tiền nhưng chưa nhận tiền có bị xử lý hình sự không?
Có nhiều hành vi tống tiền nhưng chưa kịp nhận tiền đã bị bắt, do đó mà nhiều người có thắc mắc rằng tống tiền nhưng chưa nhận tiền có bị xử lý hình sự không, bởi hậu quả chưa xảy ra và người bị bị tống iền chưa mất tiền. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Người có hành vi tống tiền có thể bị xử lý hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản hoặc cướp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự. Có thể thấy hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc của tội phạm này. Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng chỉ cần có ý thức chiếm đoạt tài sản, đồng thời đã có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để buộc người quản lý tài sản giao tài sản thì khi đó tội phạm đã hoàn thành.
Có thể hiểu, người thực hiện hành vi tống tiền chỉ cần hoàn thành việc đe dọa, uy hiếp dùng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn khác để nạn nhân lâm vào tình trạng không thể phản kháng, hoặc để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản mà không cần quan tâm đến hậu quả đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa đều bị xử lý hình sự.
Lưu ý trường hợp, đối tượng không đảm bảo đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật thì người thực hiện hành vi tống tiền sẽ không bị xử lý hình sự/truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người có hành vi tống tiền mặc dù chưa nhận tiền chiếm đoạt vẫn có thể bị xử lý hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản hoặc cướp tài sản.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tống tiền người khác phạm tội gì theo quy định năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp không đủ căn cứ để xử lý hình sự, người thực hiện hành vi tống tiền có thể phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự nếu bị nạn nhân khởi kiện.
Việc khởi kiện, xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại phụ thuộc yêu cầu khởi kiện, chứng cứ chứng minh và quyết định của tòa án có thẩm quyền.
Người bị tống tiền có thể lựa chọn nơi tiếp nhận, xử lý như sau:
– Cơ quan công an gần nhất nơi mình đang sinh sống: Đây là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn điều kiện của pháp luật hình sự;
– Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan tiếp công dân gần nhất nơi bạn sinh sống: Đây là cơ quan có chức năng hướng dẫn bạn xử lý, giải quyết yêu cầu tố cáo hành vi tống tiền;
– Ngoài ra, có thể liên hệ với các cơ quan/tổ chức hành nghề luật để được hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, xử lý theo quy định pháp luật;
Khi thực hiện tố cáo, tố giác hành vi vi phạm, cần chú ý chuẩn bị toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, bản ghi âm, ghi hình có được để gửi tới các cơ quan này để việc xử lý được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn.