Bánh cuốn là món ăn được bán rất nhiều ở mọi miền đất nước. Nhưng chỉ ở Thanh Trì (Hà Nội), bánh cuốn mới trở thành thứ đặc sản “được lòng” người giàu lẫn người nghèo. Có điều gì đặc biệt trong món bánh cuốn Thanh Trì khiến nhiều người thương nhớ đến vậy? Hãy cùng Luật sư X khám phá món ăn này cũng như thử tra cứu nhãn hiệu “Bánh cuốn Thanh Trì” nhé!
Lịch sử món bánh cuốn Thanh Trì
Theo tích dân gian, Thanh Trì là một làng vào loại cổ nhất của Thăng Long xưa. Từ thời Hùng Vương, người dân đã tụ họp về đây khai khẩn đất đai; cấy lúa trồng màu. An Quốc – con trai vua Hùng thứ 18 (là bạn của Sơn Tinh) đã dạy dân làm nghề bánh cuốn. Bánh được làm từ những loại gạo ngon; xay mịn như nước; lá bánh mỏng tang như tờ giấy; được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm. Chính vì thế, nghề làm bánh cuốn cũng được hình thành và nổi tiếng từ đây.
Hàng năm, cứ vào ngày 1/3 âm lịch, dân làng Thanh Trì lại mở hội; trong hội có cuộc thi tráng bánh cuốn giữa các thôn trong làng. Trong cuộc thi, mỗi đội phải tráng cả bánh cuốn lá lẫn bánh cuốn nhân.
Quy trình làm bánh cuốn Thanh Trì rất công phu. Gạo phải lựa mua loại gạo tẻ ngon; ngâm chừng vài ba tiếng rồi vo sạch. Sau đó, gạo được xay thành bột nước. Khi tráng bột bánh trên phên cũng phải thật tinh khéo; lá bánh càng mỏng càng ngon.
Nhà văn Thạch Lam đã viết về bánh cuốn Thanh Trì như sau: “Múc lưng muôi bột; dàn đều trên khuôn vải; đậy nắp vung lại. Đợi khi mở nắp vung ra, mặt bánh phồng lên tức là bánh đã chín. Sau lấy que tre xọc ngang; nguyên một tờ gạo mong manh được nhắc ra. Xoa một tý mỡ hành cho bóng bẩy rồi gấp lại“. Một trong những bí quyết để có được những mẻ bánh ngon là chọn gạo ngon; gạo có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếu gạo quá dẻo thì bánh nát; còn gạo kém thì bánh sẽ không thơm ngon. Khâu quan trọng xay bột. Bột được xay nhuyễn nên mặt bánh cuốn mới được láng bóng, óng ả. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát, mà đặc quá bánh sẽ dày mình.
Ngày nay, các công đoạn làm bánh cuốn đã được cơ giới hóa; nhưng trong hội làng, người dân Thanh Trì vẫn phải chế biến theo lối cổ – nghĩa là bột vẫn được xay từ những chiếc cối đá làm từ đá xanh Thanh Hóa. Và để bánh mỏng tang, trắng mịn thì chậu bột được pha theo một tỷ lệ riêng. Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng; hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ; sắc trắng của bánh nổi bật cùng những đốm nhân màu nâu đỏ của hành phi.
Tra cứu nhãn hiệu “Bánh cuốn Thanh Trì”
Khi Luật sư X thử tra cứu nhãn hiệu “Bánh cuốn Thanh Trì” thì thấy rằng đây là thương hiệu có thiết kế gồm phần chữ là “Bánh cuốn Thanh Trì”; phần hình là bột làm bánh được đặt trên bàn; và chữ “bánh cuốn Thanh Trì” nằm trong nửa hình tròn. Tên thương hiệu cũng khá đặc biệt khi sử dụng đúng địa chỉ của cửa hàng tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Thông tin mẫu nhãn hiệu “Bánh cuốn Thanh Trì”
Mẫu nhãn hiệu gồm 04 màu chính: Vàng cam, vàng, nâu, xanh lá cây. Gồm phần chữ: Bánh cuốn Thanh Trì; phần hình là bột làm bánh được đặt trên bàn; và chữ “bánh cuốn Thanh Trì” nằm trong nửa hình tròn. Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “Bánh Cuốn”, hình bánh cuốn.
Tra cứu nhóm dịch vụ đăng ký
Nhóm dịch vụ được nhãn hiệu Bánh cuốn Thanh Trì đăng ký là nhóm 30: Bánh cuốn (bánh cuốn không nhân và bánh cuốn có nhân).
Theo Luật sư X đây là phạm vi bảo hộ đủ đề sử dụng; với thương hiệu khá nổi tiếng này thì nên đăng ký thêm những nhóm ngành khác; để tăng phạm vi bảo hộ hơn, bao gồm:
- Nhóm 300196: Thực phẩm ăn nhanh trên cơ sở gạo.
- Nhóm 430102: Dịch vụ nhà hàng ăn uống.
- Nhóm 430025: Dịch vụ quán ăn tự phục vụ.
Ngoài ra, cũng có thể đăng ký nhãn hiệu “Bánh cuốn Thanh Trì” tại nước ngoài để có thể gia tăng phạm vi bảo hộ; bởi Viêt Nam là thành viên của cả hai văn kiện quốc tế là Thỏa ước và Nghị định thư Madrid. Do vậy, các cá nhân; pháp nhân; tổ chức của Việt Nam có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định của cả hai văn kiện này.
Như vậy, việc đăng ký thêm nhóm sản phẩm dịch vụ sẽ giúp gia tăng phạm vi được bảo hộ của thương hiệu.
Tra cứu phần hình nhãn hiệu đăng ký
Có thể thấy, nhãn hiệu “Bánh cuốn Thanh Trì” được cấu tạo bởi phần chữ “Bánh cuốn Thanh Trì”; và phần hình là bột làm bánh được đặt trên bàn; và chữ “bánh cuốn Thanh Trì” nằm trong nửa hình tròn.
Những loại hình này được ký hiệu bằng mã như sau:
- 08.01.25: Các loại bánh khác làm từ bột mỳ.
- 12.01.15: Bàn, bàn thợ, thớt, quẩy hàng.
- 12.01.25: Các loại đồ đạc trong nhà khác.
- 26.02.07: Nửa hình tròn,nửa hình e-lip.
Tình trạng pháp lý
Hiện nay, nhãn hiệu Bánh cuốn Thanh Trì đã được cấp văn bằng bảo hộ. Khi tra cứu về tình trạng pháp lý có thể thấy:
(24/04/2014) 225 : Dự định TC đơn.
(23/05/2014) 120 : Trả lời thông báo sửa đổi bổ sung đơn (HT).
(20/06/2014) 225 : Dự định TC đơn.
(16/07/2014) 120 : Trả lời thông báo sửa đổi bổ sung đơn (HT).
(13/08/2014) 221 : QĐ chấp nhận đơn.
(04/02/2015) 251 : Thông báo cấp văn bằng bảo hộ.
(05/02/2015) 151 : Hoá đơn phí/ lệ phí cấp bằng, đăng bạ và công bố.
Như vậy, chỉ mất tầm 1 năm thông qua rất nhiều thủ tục pháp lý thì nhãn hiệu này đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Hi vọng, bài viết “Tra cứu nhãn hiệu bánh cuốn Thanh Trì” này sẽ có ích đối với độc giả.
Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu: 0833 102 102