Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự đổi mới phong cách làm việc của các dịch vụ hành chính công nhà nước tại Việt Nam nhất là trong lĩnh vực được cho là phức tạp nhất, đất đai. Đối với lĩnh vực đất đai hiện nay chỉ cần một cú lick chuột hay bấm điệm thoại tại nhà bạn đã biết được ai là người chủ sở hữu một mảnh đất bất kỳ nào đó. Vậy việc tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới năm 2022 như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới năm 2022. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc xây dựng quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam
– Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước; cung cấp dữ liệu đất đai cho nhiều đối tượng sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng;
- Bảo đảm tính an toàn, bảo mật và hoạt động thường xuyên;
- Bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp có liên quan.
– Việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai theo các nguyên tắc sau:
- Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan;
- Bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng;
- Bảo đảm tính cập nhật, đầy đủ và có hệ thống;
- Sử dụng dữ liệu đúng mục đích;
- Khai thác và sử dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;
- Tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam như thế nào?
– Hệ thống thông tin đất đai gồm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai; hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
– Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai phải bảo đảm vận hành theo mô hình tại Điều 5 của Thông tư này và quy định sau đây:
- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai bao gồm hệ thống các máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng, máy trạm, thiết bị ngoại vi và các thiết bị hỗ trợ khác;
- Hạ tầng mạng kết nối sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng ngành tài nguyên và môi trường hoặc mạng truyền số liệu do các nhà dịch vụ cung cấp; trong đó ưu tiên sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
– Hệ thống phần mềm phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu đất đai;
- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu đất đai; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu;
- Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử;
- Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai.
– Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai và chuẩn dữ liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Trung ương được xây dựng từ các nguồn dữ liệu về đất đai được lưu trữ tại Trung ương; tích hợp và đồng bộ từ cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành cung cấp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương được xây dựng từ kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
– Các thành phần của hệ thống thông tin đất đai được cơ quan nhà nước xây dựng hoặc thuê các nhà cung cấp dịch vụ.
Các hình thức khai thác thông tin đất đai hiện nay tại Việt Nam
– Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
– Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai.
– Các thông tin đất đai được công bố công khai như sau:
- Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
- Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
- Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
- Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới năm 2022
Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới năm 2022 như thế nào? Hiện nay do hệ thống hành chính công tại Việt Nam chưa có sự đồng bộ; cho nên không phải nơi nào ta cũng tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới được. Người dân sẽ dễ dàng tra cứu được thông tin chủ sở hữu đất một cách dễ dàng tại các thành phố lớn; trực thuộc trung ương tại Việt Nam nhưng sẽ rất khó có thể tra cứu thông tin chủ sở hữu đất tại các tỉnh thành thuộc vùng sâu vùng xa tại Việt Nam.
- Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến Hà Nội:
- https://quyhoach.hanoi.vn/
- http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/datdaiv3.aspx?orgcode=hanoistnmt
- Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thành phố Hồ Chí Minh:
- https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/
- Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến tại tỉnh Bình Dương:
- http://qhkhsdd.binhduong.gov.vn/authh
- Tra cứu trên các App được phát hành bởi chính các Sở Tài Nguyên và Môi Trường của các tỉnh thành tại Việt Nam::
- App ILand dành cho khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- App QH sử dụng đất Đồng Tháp dành cho khu vực tỉnh Đồng Tháp;
- App DNAILIS dành cho khu vực tỉnh Đồng Nai;
Như vậy thông qua thông tin trên bạn đã biết cách tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới năm 2022 một cách dễ dàng.
Mời bạn xem thêm
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
- Quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp hiện nay
- Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện nay
- Chế độ ưu tiên trong hải quan đối với doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tra cứu thông tin chủ sở hữu đất mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Người dân có thể đến UBND cấp xã, phường; thị trấn để gặp gỡ cán bộ phụ trách địa chính khu vực để xin xem quy hoạch tại địa bàn. Cách thức này phù hợp với việc giao dịch đất giữa những người trong cùng khu vực; cần đòi hỏi sự khéo léo trong giao tiếp
Tuy nhiên dạng thông tin này ở cấp độ vi mô và thấp nhất, chỉ gói gọn trong khu vực xã đó quản lý; đôi khi một số cán bộ địa chính sẽ không cung cấp thông tin vì ảnh hưởng đến hiện trạng giao dịch đất trên địa bàn gây khó khăn về quản lý nhà nước. (ví dụ: Đất nằm trong quy hoạch công trình công cộng sẽ xảy ra hiện tượng bán tháo; đất quy hoạch đô thị ảnh hưởng sốt đất …)
Người dân có thể đến trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai Huyện nơi có thửa đất để nộp hồ sơ xin trích lục thông tin. Phải có sự tham gia của chủ đất cùng đến cơ quan chức năng của chủ bất động sản để lấy thông tin của mảnh đất này.
Cách thức này sẽ tốn thời gian hơn vì cần thực hiện thủ tục hành chính và cần sự hợp tác của người bán. Nếu người bán có ý định che giấu thông tin; không hợp tác làm việc thì sẽ khó để tra cứu.
Tại những địa phương chưa triển khai các cổng thông tin trực tuyến để người dân vào tra cứu. Trong trường hợp này bạn phải đến trực tiếp UBND cấp xã để hỏi về thông tin quy hoạch của xã.
Tuy nhiên cách thức này có một số nhược điểm như:
– Dạng thông tin này ở cấp độ vi mô và thấp nhất, chỉ gói gọn trong khu vực xã đó quản lý.
– Đôi khi một số cán bộ địa chính sẽ không cung cấp thông tin; vì ảnh hưởng đến hiện trạng giao dịch đất trên địa bàn gây khó khăn về quản lý nhà nước.