Hành vi trộm cắp tài sản khi chờ việc bị xử lý ra sao theo quy định?

bởi VinhAn
"Tranh thủ" trộm cắp tài sản khi chờ việc, nam thanh niên bị xử lý ra sao?

Trong khoảng thời gian gần đây, diễn biến dịch bệnh diễn ra phức tạp gây nên sự đình chệ trong công việc sản xuất kinh doanh. Điều đó gây nên tình hình kinh tế khó khăn và dẫn đến tình trạng trộm cắp xảy ra ngày một nhiều. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc một nam thanh niên đã tranh thủ trộm cắp tài sản khi chờ việc để bán đi lấy tiền tiêu xài.

Tóm tắt vụ việc:

Nguyễn Trọng Hiếu từ Quảng Ninh sang địa bàn Hải Dương với mục đích tìm việc làm. Trong thời gian chờ việc, do không có tiền tiêu xài, Hiếu đã lên mạng đặt mua một bộ dụng cụ mở khóa để thực hiện hành vi trộm cắp.

Khoảng 0h30 ngày 31/7, Hiếu phát hiện phòng trọ của anh Vũ Duy D. không khóa cửa. Hiếu vào phòng lấy một chiếc điện thoại trên đầu giường, sau đó lấy tiếp một ví da màu đen; bên trong có một số giấy tờ cá nhân và 2 thẻ ATM. Thấy trong phòng dựng xe máy, đối tượng tìm chìa khóa, dắt xe ra khỏi khu trọ rồi nhanh chóng phóng xe tẩu thoát.

Ngoài ra, ngày 1/8, đối tượng tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Hiếu đột nhập 1 cửa hàng điện thoại lấy đi 16 điện thoại tại tủ trưng bày, một máy tính xách tay, một Ipad, 3 loa Bluetooth cùng một số phụ kiện khác.

Vậy Hành vi trộm cắp tài sản khi chờ việc bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Khi nào hành vi trộm cắp tài sản bị coi là phạm tội?

Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, hành vi trộm cắp bị xem là phạm tội khi thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

Trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt hành chính về tội trộm cắp tài sản; hoặc đã bị kết án về các tội liên quan đến tài sản chưa được xóa án tích; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Hành vi trộm cắp tài sản khi chờ việc bị xử lý ra sao theo quy định?

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi trộm cắp tài sản như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Trộm cắp tài sản;

b. Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d. Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”

Như vậy mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp của bạn là trong khoảng từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo điều 173, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định các mức án sau:

Khung 1

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau tại Bộ luật Hình sự mà chưa bị xóa án tích:

Điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

Phạt tù từ 02 đến 07 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp sau:

Phạm tội có tổ chức;

​Có tính chất chuyên nghiệp;

Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

Hành hung để tẩu thoát;

Tài sản là bảo vật quốc gia;

Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạt tù từ 07 đến 15 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

Phạt tù từ 12 đến 20 năm khi:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

​Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra về vụ việc này, căn cứ vào các tình tiết đã được công bố, thì đối tượng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh trộm cắp tài sản khi chờ việc. Tùy vào giá trị tài sản bị trộm cướp cũng như tính chất vụ việc, mức án dành cho đối tượng sẽ là 1 trong các mức án được quy định tại điều 173, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi trộm cắp tài sản khi chờ việc bị xử lý ra sao theo quy định?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Cướp tài sản những lỡ làm người chết thì có phạm tội người không?

Không. Trong trường hợp cướp tài sản nhưng mà làm chết người người. Có thể sẽ phải chịu mức tăng nặng định khung quy định tại khoản 4 Điều 168 Bộ Luật hình sự. Mức tù cao nhất là 20 năm hoặc tù chung thân.

Thế nào là cướp giật tài sản?

Cướp giật là hành vi nhanh chóng, bất ngờ, lợi dụng sơ hở của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, đây là hành vi công khai, nhanh chóng, gây bất ngờ cho nạn nhân và những người xung quanh.
Tính chất: Nhắm vào tài sản, có thể xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân.

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị xử lý mức nào là nhẹ nhất?

Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm