Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

bởi NguyenDucThuan
tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời thể hiện rõ nét mô hình tố tụng hình sự nước ta là mô hình hỗn hợp. Theo đó, các quy định liên quan đến tranh tụng trong xét xử đã có nhiều sửa đổi. Những thay đổi này nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tố tụng. Trong đó, một điểm mới đáng ghi nhận là quy định về Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự. Vậy quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Tranh tụng trong tố tụng hình sự là gì?

Tranh tụng có thể hiểu ở nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, tranh tụng được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Nguyên tắc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên bảo vệ quan điểm của mình, giúp vụ án được giải quyết khách quan, toàn diện.

Thứ hai, tranh tụng được hiểu là một mô hình tố tụng. Mô hình tố tụng tranh tụng phổ biến ở các nước theo hệ thống luật án lệ. Trong mô hình này, bên bị buộc tội là bên gỡ tội chủ động đưa ra những lập luận, chứng cứ; Thẩm phán chỉ đóng vai trò là trọng tài.

Như vậy, có thể hiểu Hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự là tổng hợp các hành vi của bên buộc tội, bên gỡ tội và các chủ thể tranh tụng khác đưa ra các chứng cứ, tài liệu, lí lẽ nhằm bảo vệ quan điểm của mình và bác bỏ quan điểm của phía đối lập dưới sự điều khiển của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Chuẩn bị cho hoạt động tranh tụng bằng thủ tục bắt đầu phiên tòa

Điều 50 BLTTHS quy định về những chủ thể có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Bao gồm: kiểm sát viên, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, người bào chữa,…Chỉ khi những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác thực sự khách quan thì mới đảm bảo thủ tục phiên tòa diễn ra đầy đủ; các bên được thực hiện hết các nội dung quyền lợi của mình.

Theo điều 301 BLTTHS, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện các hoạt động trong thủ tục bắt đầu phiên tòa với mục đích kiểm tra sự có mặt của các bên tranh tụng. Đồng thời, tạo ra những điều kiện cần thiết cho các bên tranh tụng ở các thủ tục xét hỏi và tranh luận tiếp theo được thuận lợi, đúng pháp luật, đạt hiệu quả.

Hoạt động tranh tụng trong thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành thong qua hoạt động của các chủ thể hai bên buộc tội – gỡ tội với sự có mặt của hội đồng xét xử thực hiện chức năng trọng tài. Cụ thể như sau:

Một là, kiểm sát viên công bố cáo trạng.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn: “Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa“.

Thủ tục xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ và nghe, xem xét các tài liệu khác.

Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Tại phiên tòa, ngoài việc xét hỏi những người tham gia tố tụng có liên quan, các tài liệu, vật chứng của vụ án cũng được đưa ra xem xét.

Tiến hành tranh luận.

Kiểm sát viên sẽ tiến hành luận tội dựa vào những chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa. Sau khi kiểm sát viên luận tội, chủ tọa yêu cầu bị cáo tự bào chữa hoặc người bào chữa trình bày lời bào chữa. Chủ tọa phải tạo điều kiện cho kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa; bị hại, người tham gia tố tụng khác trình bày hết ý kiến.

Kiểm sát viên rút quyết định truy tố.

Trường hợp này nếu có sự thay đổi quan điểm thì được rút theo điều 319 BLTTHS. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.

Bị cáo nói lời sau cùng.

Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong đó, toà án có thẩm quyền (cấp xét xử thứ nhất) thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên toà xem xét, giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị cáo (hoặc các bị cáo) có tội hay không có tội; hình phạt và các biện pháp tư pháp; cũng như các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Khi nào bị cáo được trả tự do?

Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1. Bị cáo không có tội;
2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3. Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;
4. Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.

Tuyên án là gì?

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm