Hiện nay, một số tỉnh thành trên cả nước đang ở trong giai đoạn giãn cách xã hội để phòng chống dịch; kéo theo hàng loạt các sân chơi, hoạt động cho trẻ em phải đóng cửa. Trẻ em trong mùa giãn cách vì vậy cũng thiếu chỗ vui chơi và hoạt động. Tại một số nơi, phụ huynh thường có thói quen cho trẻ em chơi ở hành lang chung cư. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi; cụ thể, bạn Phùng Phương H có thắc mắc như sau:
“Chào Luật sư X, tôi là Phùng Phương H hiện đang làm việc và công tác tại Hà Nội. Đang trong thời gian giãn cách xã hội, các cháu nhà tôi đang phải ở nhà và đôi khi cũng muốn cho các cháu được ra ngoài vận động vì vậy tôi muốn hỏi rằng: Liệu việc cho trẻ em chơi đùa trong hành lang các khu chung cư có phải là vi phạm các quy định giãn cách xã hội không? Mong Luật sư giải đáp, tôi cảm ơn Luật sư.”
Căn cư pháp lý
Các trường hợp thiết yếu được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16
Để giải đáp thắc mắc của bạn H về trẻ em vui chơi ngoài hành lang có được cho phép hay không; thì trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu các hoạt động được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16 quy định về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
1. Mua nhu yếu phẩm thiết yếu: lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
2. Các trường hợp khẩn cấp như: Cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
3. Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được tiếp tục mở cửa:
+ Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…)
+ Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng; bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…); chứng khoán, bưu chính, viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ….
Ngoài ra, Chỉ thị 16 cũng yêu cầu thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Trẻ em vui chơi trong hành lang chung cư có phù hợp với quy định giãn cách không?
Với những quy định ở trên, Chỉ thị số 16 mang tính chất diễn giải cách hiểu về những hoạt động được coi là thiết yếu. Tùy vào hoàn cảnh; điều kiện sống cụ thể mà mỗi người tự xác định xem hoạt động nào được coi là thiết yếu; hoạt động nào không phải thiết yếu để ứng xử cho phù hợp.
Theo quan điểm của Luật sư X, TP Hà Nội đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng về giãn cách xã hội và cũng đã có văn bản chỉ đạo; quy định rõ “cách ly gia đình với gia đình, tổ dân phố với tổ dân phố”…
Dựa trên những quy định đó, trẻ em không được ra hành lang ở khu chung cư để chơi đùa. Việc trẻ em ra hành lang chung cư vận động, chơi với nhau có thể phát sinh những hệ lụy lớn ảnh hưởng tới công tác phòng chống dịch.
Tuy nhiên, một vài trường hợp cũng có thể xem xét để áp dụng linh hoạt các quy định trên.
Ví dụ như: trong các khu chung cư được thiết lập một vành đai xanh an toàn; cư dân đều tuân thủ nội dung phòng dịch, thì việc trẻ em ra hành lang chung cư vận động; vui chơi tránh những ảnh hương tiêu cực do việc ở nhà quá lâu có thể được xem xét đến.
Trong các trường hợp này, phu huynh cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng vào tình hình dịch tễ nơi chung cư mình sinh sống để lựa chọn hoạt động vui chơi phù hợp cho các bé.
Hành vi tập trung đông người trong thời gian giãn cách bị xử phạt như thế nào?
Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp một số thông tin về việc xử phạt với hành vi tập trung đông người trong thời gian giãn cách xã hôi, mời các bạn tham khảo và cân nhắc:
Nếu người dân ra đường không đúng quy định hoặc trường hợp không thật sự cần thiết, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh hoặc không tuân thủ quy định phong tỏa, hay khai báo y tế gian dối… thì sẽ đều bị xử lý nghiêm theo quy định.
Các hành vi sau sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP với mức phạt có thể đến 3.000.000 đồng:
Vi phạm những quy định và không đảm bảo an toàn về giãn cách xã hội;
Không đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa số người được phép ra đường làm thể ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch bệnh
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đi khám nha khoa có phải là nhu cầu thiết yếu theo chỉ thị 16 không?
- Về quê chịu tang người thân có phải chịu cách ly theo Chỉ thị 16?
- Mại dâm trá hình massage trong thời kỳ giãn cách xã hội bị xử lý thế nào?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Trẻ em có được chơi đùa ở hành lang chung cư mùa giãn cách không?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi bạn có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo quy định trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm.
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm.
c) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân, trừ trường hợp quy định tại mức 1.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối khi bạn thực hiện 1 trong các hành vi:
a) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Có. Căn cứ Nghị quyết 68/2021/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về các đối tượng trẻ em được hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền