Chào Luật sư, gia đình tôi có xảy ra tranh chấp đất đai với người hàng xóm kế bên đã 10 năm, nguyên nhân là do lúc trước ông tôi cho người ta ở nhờ sau đó gia đình tôi có việc cần tiền nên cần bán miếng đất đó thì gia đình đó lại nói là đất của họ mặc dù sổ đỏ gia đình tôi đang đứng tên. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ năm 2023 như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tại Việt Nam để có thể sở hữu quyền sử dụng đất do nhà nước giao cho, bạn phải thuộc các trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Để biết được bản thân có rơi vào các trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Mời bạn tham khảo quy định tại Luật Đất đai của Việt Nam hiện đang có hiệu lực thi hành.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về những người được nhà nước giao quyền sử dụng đất tại Việt Nam như sau:
– Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
– Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
– Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
Có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, người dân sẽ thường áp dụng 02 cách giải quyết nhất đó chính là giải quyết theo phương thức hoà giải và giải quyết theo phương thức kiện đòi quyền sử dụng đất tại Toà án. Dựa vào tranh chấp đất đai ở mức độ nặng hay nhẹ mà người dân Việt Nam sẽ lựa chọn các phương thức hoà giải.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về phương thức giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ như sau:
– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải; hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được; thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
– Đối với trường hợp hòa giải thành; mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình; cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất; và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định giải quyết tranh chấp đất có nói thêm như sau:
– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013; thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… ; thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ năm 2023
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ năm 2023 được quy định khá là cụ thể và chi tiết tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Dựa vào hai nghị định trên, người dân Việt Nam có thể phần nào hình dung sơ bộ được quá trình hoà giải tranh chấp đất đai sẽ diễn ra như thế nào và các bên trong tranh chấp sẽ biết cách phải làm gì để giải hoà với nhau.
Theo quy định tại Điều 88 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
– Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;”
- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
- Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
- Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 03/03/2017
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.”
– Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
– Bộ Tài chính quy định cụ thể việc hỗ trợ kinh phí cho hòa giải tranh chấp đất đai tại Điều này.
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay tại các Toà án khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một mẫu đơn khởi kiện có điền sẳn các thông tin của nguyên đơn và bị đơn, lý do khởi kiện và các yêu cầu khi khởi kiện. Tiếp theo bạn cần mang theo giấy tờ tuỳ thân của bản thân, sổ đỏ, biên bản hoà giải đất đai (nếu có) để bộ phận tiếp nhận hồ sơ đối chiếu thông tin và ghi nhận đơn khởi kiện của bạn.
– Đơn khởi kiện theo mẫu;
– Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện (bản sao căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hô chiếu);
– Các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng mảnh đất đang tranh chấp;
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của nguyên đơn; và bị đơn (nếu có);
– Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã; và có chữ ký của các bên tranh chấp.
– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ như thế nào?
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ ở mỗi nơi sẽ có sự khác nhau chính vì thế để thống nhất phương thức và thủ tục giải quyết các địa phương thường hay tiến hành ban hành các quyết định hướng dẫn giải quyết thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ. Sau đây mời bạn tham khảo phương thức và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ của tỉnh Gia Lai.
Địa điểm thực hiện:
1. Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao: Nộp hồ sơ tại Quầy 12 – Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Địa chỉ: 69 Hùng Vương, TP Pleiku, Gia Lai.
2. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện.
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
Thời gian giải quyết:
– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
– Đối với các xã thuộc Khu vực II, III theo quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Lệ phí:
1. Đối với tổ chức:
– Phí thẩm định hồ sơ Chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho tổ chức do Văn phòng đăng ký đất đai thu bằng 60% mức thu phí thẩm định tại ghi chú.
– Lệ phí do Văn phòng đăng ký đất đai thu tại mục 2 của ghi chú.
Trường hợp phải cấp mới GCN thì thu tại điểm c hoặc điểm d mục 1, mục 2 của ghi chú.
2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
– Phí thẩm định hồ sơ Chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp do Văn phòng đăng ký đất đai thu bằng 60% mức thu phí thẩm định tại ghi chú.
– Lệ phí do Văn phòng đăng ký đất đai thu tại mục 2 của ghi chú.
Trường hợp phải cấp mới GCN thì thu tại điểm c hoặc điểm d mục 1, mục 2 của ghi chú.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện như sau:
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
– Trường hợp khác do luật quy định.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ năm 2023“ hoặc các dịch vụ khác liên quan đến Thủ tục nuôi con nuôi trong nước. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Văn bản xin xác nhận đất không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
– Sổ hộ khẩu;
– Chứng minh nhân dân;
– Giấy ủy quyền (nếu thông qua ủy quyền);
– Giấy xác nhận ranh giới đất giữa những người sử dụng đất tại địa phương.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận thủ tục hành chính cấp xã;
Khi đã chuẩn bị xong một bộ hồ sơ hoàn chỉnh thì bạn sẽ tiến hành di chuyển đến Ủy ban nhân dân nơi đang quản lý mảnh đất mà bạn cần chứng minh không có tranh chấp xảy ra và tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phậm một cửa.
Khi được hỏi về lý do thì bạn có thể trả lời là đề nghị được cấp giấy chứng nhận đất không có tranh chấp xảy ra.
Bước 3: Xác minh hồ sơ;
UBND sẽ chỉ đạo bộ phận quản lý đất đai ở xã (địa chính xã) tiến hành xem xét hồ sơ và kiểm duyệt việc đất của bạn trên thực tế có bị tranh chấp với ai hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ và đất của bạn không có tranh chấp thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ của bạn lên Chủ tịch xã phê duyệt hồ sơ cho bạn.
Bước 4: Nhận kết quả.
Thời gian giải quyết hồ sơ sẽ dao động từ 5 – 7 ngày, sau đó UBND xã thông báo kết quả là đất của bạn có được chứng nhận có tranh chấp hay là không.
Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định về việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau:
– Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
– Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.