Khi làm việc tại các cơ quan, tổ chức, tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Tranh chấp có thể xảy ra giữa một người lao động hoặc tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Để chấm dứt tình trạng này, các bên cần phải tiến hành một thủ tục quan trọng đó là hòa giải. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động thực hiện như thế nào? Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thuộc cơ quan nào? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động theo Bộ luật Lao động 2019
Chị P là nhân viên tại một công ty may mặc. Vừa qua, công ty có ban hành chính sách tăng ca, chị P nhận thấy chính sách này gây thiệt hại cho người lao động nên đã lên tiếng. Chị P và công ty xảy ra tranh chấp, cần phải tiến hành hòa giải. Vậy khi đó, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động thực hiện như thế nào, quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
– Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 Bộ luật Lao động 2019, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
– Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
– Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
– Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
– Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
– Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
Hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Lao động 2019;
+ Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khuyến nghị: Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ Đổi tên căn cước công dân tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thuộc cơ quan nào?
Tập thể công nhân tại công ty V vừa qua đã xảy ra tranh chấp với ban lãnh đạo công ty vì chính sách của công ty không thỏa đáng đối với người lao động. Khi đó, để giải quyết thì các bên phải nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Vậy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thuộc cơ quan nào, quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
– Hòa giải viên lao động;
– Hội đồng trọng tài lao động;
– Tòa án nhân dân.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Tranh chấp lao động diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên nhìn chung đều là vì quyền lợi của cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng. Để giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước thì cần phải đáp ứng yêu cầu về thời hiệu. Vậy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu, quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Thời gian giải quyết yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động
Cũng như các tranh chấp khác, yêu cầu hòa giải tranh chấp sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để cơ quan nhà nước tiến hành thẩm định, xác minh tính đúng sai của vụ việc. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thời gian giải quyết yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động là bao lâu, quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ vào Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động cá nhân thì hào giải viên lao động phải giải quyết xong tranh chấp lao động.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động, cụ thể như sau:
1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Căn cứ vào Điều 187 Bộ luật Lao động 2019, những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, tòa án nhân dân.