Trồng cần sa bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật

bởi
Trồng cần sa bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật

Trên thực tế nhiều người dân tin theo những đồn thổi; về tác dụng thần kỳ của cây cần sa trong chữa bệnh hay trong chăn nuôi; dẫn đến việc trồng cây cần sa. Vậy trồng cây cần sa có vi phạm pháp luật không; và trồng cần sa bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Bộ phận tư vấn Luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
  • Thông tư liên tịch số 17/2007TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP.

NỘI DUNG TƯ VẤN 

Cần sa là gì?

Cần sa là một loại ma túy chiết xuất từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Chất hóa học có tác dụng chính trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol). THC thấm vào máu qua thành phổi; hoặc qua màng bao tử và ruột non. Sau đó, máu chuyển THC lên não; và tạo ra cảm giác “phê thuốc” cho người dùng.

Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lí chất ma túy của Nhà nước; trong đó việc trồng cần sa là một trong những hành vi được xem là tội phạm về ma túy.

Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác; có chứa chất ma túy quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là hành vi gieo trồng; chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy).

Trồng cần sa bị xử phạt như thế nào?

Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính

Khoản 3 Điều 21 Mục 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.”

Thứ hai, xử lý hình sự 

Theo Mục 1.3 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định:

“1.3. Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

a) “Đã được giáo dục nhiều lần” là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở về việc không được trồng cây có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về cấm trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo dục nhiều lần” nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.

b) “Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống” là đã được hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy.

c) “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu là trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và bị phát hiện.”

Theo đó, khi trường hợp đủ các điều kiện nêu trên, thì hành vi trồng cần sa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo Điều 247 Bộ luật Hình sự về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

“Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy 

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, nếu hành vi trồng cần sa thuộc một trong các trường hợp trên; tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lí vi phạm hành chính; hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn! 

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự của Luật sư X: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội như thế nào?” answer-0=”Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội; Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội; và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây: 1. Đối với hình phạt chính: a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ; hoặc cùng là tù có thời hạn; thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ; 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn; thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù; theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù; để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân; thì hình phạt chung là tù chung thân; d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình; thì hình phạt chung là tử hình; đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác. 2. Đối với hình phạt bổ sung: a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại; thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại; thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thưa luật sư X, em muốn hỏi người nhà em trồng 12 cây cần sa với mục đích sử dụng trong y tế; bị bắt thì bị mức án hay hình phạt nào? ” answer-0=”Người nhà của bạn trồng cây cần sa; nhưng chưa đến mức thuộc các trường hợp áp dụng mức phạt tù; nên sẽ bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại khoản 3, điều 21, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nhà của bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng cây cần sa. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thưa Luật sư X, em tôi sinh năm 1980, em tôi bị bắt về tội trồng cần sa bị xử phạt như thế nào; và buôn bán, tàng trữ cần sa, trọng lượng 500kg; thì bị phạt tù bao nhiêu năm? ” answer-0=”Theo quy định tại Điều 247 và Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đối với trường hợp này em bạn có thể bị phạt tù từ mười đến mười lăm năm tù hoặc tử hình. Vì em bạn đã phạm phải hai tội một lúc nên khi thực hiện thủ tục xét xử tại tòa án, Tòa án sẽ thực hiện tổng hợp hình phạt để xác định mức xử phạt cụ thể đối với em bạn.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm