Truy bắt, truy nã là cuộc hành trình dài đầy khó khăn và nguy hiểm. Tuy nhiên tội phạm cũng là một con người, sâu thẳm trong họ vẫn có sự lương thiện. Song song việc quyết liệt truy bắt thì với những biện pháp tâm lý, dùng tình cảm, lý lẽ để thuyết phục đối tượng ra đầu thú, hưởng sự khoan hồng của pháp luật, cũng là một nét nhân văn đầy tình người của lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những tội phạm có những hành vi cực kỳ nguy hiểm, dùng mọi cách để bỏ trốn, chống đối, phản kháng lại hay gọi cách khác là trốn truy nã luôn gây khó dễ cho cơ quan điều tra. Vậy những hành vi trốn truy nã sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng bộ phải giải đáp của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp luật
- Bộ Luật tố tụng hình sự 2015
- Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC
Nội dung tư vấn:
Truy nã là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản Truy nã là truy tìm những bị can, bị cáo, những người bị kết án,…bỏ trốn để phục vụ cho quá trình điều tra xét xử, thi hành án.
Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra định nghĩa cụ thể của truy nã, nhưng Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có thể hiểu, truy nã là một lệnh của cơ quan công an điều tra nhằm mục đích truy tìm để đối tượng, bị can, người chấp hành án để xác định vị trí hoặc trong quá trình phạm tội bị bắt giữ đã có hành vi lẩn trổn.
Thẩm quyền ra lệnh truy nã
Khoản 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định:
Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Khi nào ra lệnh truy nã?
Trong điều kiện nào thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã?
Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định khi có đủ 2 điều kiện dưới đây thì Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã:
Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này (Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn; Người bị kết án phạt tù bỏ trốn; Người bị kết án tử hình bỏ trốn. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn) đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả.
Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Lệnh truy nã sau bao nhiêu năm thì hết hiệu lực?
Pháp luật không quy định thời gian có hiệu lực của lệnh truy nã, tuy nhiên chúng ta có thể nhận biết thời gian này nhờ thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều đó có nghĩa là khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì một người sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội mà người đó thực hiện.
Vậy lệnh truy nã cũng theo đó mà hết hiệu lực vì mục đích của lệnh truy nã là truy tìm đối tượng để bắt họ chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ.
Nên sau khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì lệnh truy nã cũng hết hiệu lực, cụ thể theo điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Cách tính thời hạn truy nã mới nhất
Lệnh truy nã hết hiệu lực khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, do vậy, thời hạn truy nã được tính theo thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Cụ thể theo khoản 3 điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo quy định tại Điều 65 Bộ Luật hình sự 2015 thì điều kiện để được hưởng án treo là: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
– Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
– Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
– Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
– Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, trường hợp thực hiện hành vi phạm tội sau đó trốn truy nã và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã thì sẽ không được hưởng án treo.
Xem thêm: Người bị tạm giữ có được mời Luật sư hay không
Hi vọng rằng bài viết “Trốn truy nã bị xử lý như thế nào” của Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự: 0833 102 102