Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, một bộ phận người dân đã có những hành vi thiếu ý thức như trốn cách ly y tế hay nhân cơ hội để trục lợi riêng. Điển hình là vụ một số cá nhân của CDC Hà Nội đã nâng khống giá các trang thiết bị để phục vụ phòng chống Covid-19. Vậy việc trục lợi mua thiết bị chống Covid sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nội dung tư vấn
Vụ việc các cá nhân của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội được xác định cụ thể như sau:
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an C03 đã xác định một số cá nhân đã bắt tay doanh nghiệp để trục lợi thông qua gói thầu mua sắm vật tư trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống Covid-19. Do đó, C03 đã quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị can gồm: PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh – Trưởng phòng Tài chính kế toán; Lê Xuân Tuấn – Nhân viên Phòng Tài chính kế toán (CDC Hà Nội);… và các đối tượng khác. Những đối tượng này đã cấu kết với nhau để gian lận và nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động với mục đích xét nghiệm Covid-19. Hành vi này đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến ngân sách quốc gia. Các đối tượng đã nâng giá 4 tỷ thành 7 tỷ cho một hệ thống xét nghiệm tự động.
Có thể thấy, giá nâng khống cao hơn rất nhiều sao với giá thị trường. Cho thấy CDC Hà Nội đã liên kết với các doanh nghiệp để đẩy giá lên nhằm thu tiền chênh lệch. Không chỉ tại Hà nội, theo phản ánh thì các địa phương khác cũng có hiện tượng mua thiết bị chống Covid với giá cao, gấp 3 – 4 lần so với giá ngoài thị trường.
Xử phạt hành vi trục lợi mua thiết bị chống Covid-19
Quy định pháp luật về mức xử phạt
Theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy, trong vụ việc nâng giá thiết bị của CDC Hà Nội, số tiền gây thiệt hại trên 1.000.000.000 đồng (cụ thể là 3.000.000.000 đồng) thì sẽ bị xử lý hình sự phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Tùy vào từng vai trò của các bị can trong vụ này. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc nâng giá thiết bị y tế là không thể chấp nhận được. Các đối tượng ngoài bị phạt tù, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ. Hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hành vi trục lợi mua thiết bị chống Covid sẽ bị phạt 20 năm tù
Vì số tiền thiệt hại rất lớn, nên khung hình phạt áp dụng cũng sẽ là mức cao nhất. 20 năm tù cho hành vi trục lợi trên vẫn còn là quá ít so với việc làm của các đối tượng. Điều này cho thấy sự lỏng lẻo trong khâu quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, cùng những thủ đoạn của các đối tượng đã gây thất thoát nặng nề đến ngân sách quốc gia.
Để hiểu thêm về hành vi trục lợi này, các bạn có thể xem thêm video sau:
Trên đây là nội dung tư vấn của LSX về vấn đề trục lợi mua thiết bị chống Covid-PHẠT 20 NĂM TÙ. Để biết thêm thông tin chi tiết, có thể xem mục Hỏi đáp pháp luật hoặc liên hệ qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bán khẩu trang giả thì phạt bao nhiêu tiền?” answer-0=”Theo quy định pháp luật, việc cá nhân buôn bán khẩu trang giả có thể bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 140 triệu đồng. ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Bán khẩu trang giả có bị phạt tù không?” answer-1=”Việc buôn bán khẩu trang giả có thể khiến cá nhân bị phạt tù đến 15 năm và phạt tiền đến 100 triệu đồng. Pháp nhân phạm tội này có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”” answer-2=”” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]