Từ 20/4 ngược đãi, hành hạ vật nuôi bị phạt tiền

bởi Việt Hoàng
Từ 20/4 ngược đãi vật nuôi bị phạt tiền

Hành hạ đánh đập động vật nuôi có thể bị phạt tới 3 triệu đồng; Từ 20/4/2021; Việc có hành vi ngược đãi (đánh đập, hành hạ tàn nhẫn) với động vật; Sẽ bị xử phạt theo nghị định Số: 14/2021/NĐ-CP ( có hiệu lực vào 20/4/2021) Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.

Xem thêm: Chồng nhận nuôi con nuôi có cần hỏi ý kiến vợ không?

Căn cứ pháp lý

Nghị định Số: 14/2021/NĐ-CP (hiệu lực từ 20/4/2021)

Hành hạ vật nuôi: Hành vi vô nhân tính

Thật dễ để ta có thể lên mạng internet vào ngày nay; Tiếp cận những thông tin tin tức mới nhất; Nhưng nó cũng là con dao 2 chiều khi có những thông tin tốt mang lại những điều bổ ích; Đi kèm đó cũng có những nội dung mang tính vô đạo đức; trái với quy định về pháp luật và đạo đức; cụ thể hơn, có những thành phần đăng tải những video clip hoặc hình ảnh bạo lực; lên mạng xã hội để câu like tương tác; điển hình là việc hành hạ vật nuôi.

Động vật: người bạn của con người

Từ lâu tại Việt Nam có rất nhiều người, hộ gia đình đã coi động vật trong nhà là 1 người bạn; thành viên của gia đình họ; Nhưng vẫn có những thành phần không nhỏ những người coi động vật như 1 món đồ chơi; Do suy nghĩ mình là chủ của loài động vật đó để thực hiện những hành vi man rợ như hành hạ vật nuôi.

Hành hạ vật nuôi, động vật; Vấn đề nhức nhối

Có rất nhiều những con vật như: Chó; mèo; ngựa; động vật quý hiếm…vv.. bị đối xử không tốt bởi chính người chủ của họ; trên các trang mạng xã hội, hằng ngày ta đều có thể dễ dàng nhìn thấy những cảnh động vật nuôi; thú cưng bị hành hạ dã man đang nằm chờ 1 tia hy vọng nào đó từ những nhà hảo tâm giúp đỡ; Cưu mang hoặc được sự bảo về của các tổ chức hảo tâm cứu giúp.

Vậy để chấm dứt được hành vi hành hạ động vật, vật nuôi này Chính phủ đã có quy định gì chưa?

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ; và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; Hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt; Đối với hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi.

Nghị định số 14 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 20/4) quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm; nguyên tắc đối xử nhân đạo đối với vật nuôi.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 29 của Nghị định cho biết:

Hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi sẽ bị phạt tiền 1-3 triệu đồng.

Riêng với cơ sở giết mổ tập trung, nếu đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ; Hoặc không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Ngoài ra, với mô hình chăn nuôi nông hộ (chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình), nếu không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh; Sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.

Các hộ này cũng buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục với chính quyền.

Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định cụ thể các mức phạt từ 15 đến 50 triệu đồng; Với các hành vi vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi; vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

Vừa rồi là nội dung mà Luật sư X tư vấn về quy định xử phạt đối với việc hành hạ vật nuôi; nghị định này sẽ được ban hành vào ngày 20/4/2021; Nếu như các bạn muốn tìm hiểu thêm về Nghị định: Quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi;  Hãy để lại cmt của mình dưới phần bình luận; để Luật sư X làm thêm về những nội dung tương tự; Để được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Luật Sư X qua số điện thoại: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Giết mổ và nấu cao động vật quý hiếm bị xử phạt như thế nào?” answer-0=”Đối với cá nhân thì cũng có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2 tỷ đồng; và cũng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc mức phạt cao nhất thì có thể lên đến 15 năm tù.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”nuôi nhốt động vật hoang dã có bị phạt không?” answer-0=”Hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234 hoặc Điều 244 của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017; có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm