Từ chối luật sư bào chữa. Tại sao không?

bởi

Trong lĩnh vực tố tụng hiện nay, vai trò của luật sư càng ngày càng được đề cao bởi hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Tuy nhiên, có phải “thích” là được từ chối luật sư bào chữa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Bị can/Bị cáo có quyền từ chối luật sư bào chữa

Khi bị khởi tố hình sự hay bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử thì bị can/bị cáo sẽ có quyền được nhờ người bào chữa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đa phần, bị can/bị cáo sẽ tìm đến luật sư – người được trang bị đầy đủ về kiến thức pháp lý để tiến hành bào chữa cho mình. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, việc xuất hiện luật sư bào chữa xuất phát từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy có thể thấy rằng có luật sư được mời và luật sư được chỉ định. Định nghĩa về người bào chữa được quy định tại Điều 72 Luật Tố tụng hình sự 2015:

Điều 72. Người bào chữa

1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
2. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

Bởi việc có người bảo chữa quyền và lợi ích chính đáng của bị can/bị cáo nó là quyền nên tất nhiên bị can/bị cáo cũng sẽ có quyền từ chối người bào chữa. Có thể xuất phát từ bất cứ lý do gì như: Tự mình bào chữa được, không muốn tốn chí phí hay đơn giản là không thích, bị can/bị cáo có thể từ chối luật sư bào chữa cho mình. Cụ thể tại Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, có 03 đối tượng sau đây có quyền thay đổi hoặc từ chối luật sư bào chữa:

Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa

1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.

Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.

Theo đó, ý chí có người bào chữa thay mình hay không xuất phát từ phía bị can/bị cáo. Việc thực hiện quyền từ chối thông qua trường hợp khác không phải của bị can/bị cáo phải được sự đồng ý của chính bị can/bị cáo trừ trường hợp người này có có nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi mà không thể tự bào chữa.

2. Luật sư được chỉ định KHÔNG có quyền từ chối bào chữa
Theo như phân tích ở trên, luật sư bào chữa có thể được mời do chính bị can/bị cáo (thuê luật sư bào chữa) hoặc do chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp thuê luật sư của bị can/bị cáo thì tất nhiên, quyền bào chữa hay không thuộc về Luật sư. Hay nói đơn giản hơn, vụ nào “ngon” thì nhận, không “ngon” thì luật sư từ chối. 

Còn đối với trường hợp luật sư chỉ định bào chữa. Điều 76 BLTTHS 2015 quy định trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải bắt buộc chỉ định người bào chữa cho họ là: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa được; người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi.

Điều 76. Chỉ định người bào chữa

1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;

b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;

c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Như vậy, lúc này, việc bào chữa là nghĩa vụ của luật sư. Nếu không có lý do chính đáng hay trở ngại khách quan nào cản trở việc bào chữa của Luật sư thì Luật sư không có quyền bào chữa.Theo điểm b, khoản 2, Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

2. Người bào chữa có nghĩa vụ:

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;

Bởi vậy, muốn từ chối việc bào chữa cho bị can/bị cáo mình được chỉ định thì phải chứng minh được lý do bất khả kháng hay trở ngại khách quan.

Trường hợp từ chối có lý do chính đáng, luật sư phải có văn bản thông báo cho các cơ quan này cùng với người được bào chữa biết.

Đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình không nên được xem nhẹ, nếu được sự giúp đỡ từ những luật sư am hiểu pháp luật thì cũng là một cách để bạn tin tưởng đối chất trước Tòa công lý. 

 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm