Tử hình là một hình thức tước đi mạng sống của con người khi họ phạm vào những tội rất nghiêm trọng được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam. Vậy tử hình như thế nào để giảm thiểu tối đa mức độ đau đớn của tội phạm? Pháp luật Việt Nam đang hướng đến những cách giải quyết nhân đạo, và một trong số đó là việc tử hình bằng cách tiêm thuốc độc. Vậy tử hình bằng cách tiêm thuốc độc tốn kém như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Nghị định 43/2020/NĐ-CP
- Luật thi hành án hình sự 2019
- Thông tư liên tịch 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC
Nội dung tư vấn
Thi hành án tử hình là việc tước bỏ quyền sống của người bị kết án tử hình về tội đặc biệt nghiêm trọng nhằm trừng trị người đó và giáo dục, phòng ngừa chung. Mới đây, ngày 08/04/2020 Chính Phủ Việt Nam đã ban hành nghị định quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Chi phí thi hành án tử hình bằng thuốc độc tại Việt Nam
Tiêm thuốc độc trong tử hình là gì?
Tiêm thuốc độc là cách tiêm vào cơ thể người một liều thuốc độc tổng hợp. Thường gồm ba loại thuốc tiêm theo trình tự:
- Thuốc làm mất tri giác;
- Thuốc làm liệt hệ vận động;
- Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Ứng dụng chính cho thủ tục này là hình phạt tội tử hình, nhưng thuật ngữ này cũng có thể được áp dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm cái chết êm ái và tự tử.
Kể từ thập niên 1980, biện pháp này ngày càng phổ biến. Đây được coi là một cách xử tử nhân đạo thay thế cho ghế điện, treo cổ, xử bắn, phòng hơi ngạt, và các biện pháp khác.
Tiêm thuốc độc lần đầu tiên được phát triển ở Hoa Kỳ, hiện tại nó cũng là một phương thức hợp pháp để xử tử hình ở Trung Quốc, Thái Lan, Guatemala, Maldives và Việt Nam, mặc dù Guatemala đã không xử tử người nào từ năm 2000. Nó cũng được sử dụng ở Philippines cho đến khi nước này bãi bỏ án tử hình năm 2006.
Quy trình tử hình bằng tiêm thuốc độc.
Theo quy định của pháp luật thì trình tự thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được thực hiện như sau:
Trước giờ thi hành án, cơ quan chức năng phải chuẩn bị đủ 3 liều thuốc, mỗi liều bao gồm 3 loại thuốc như đã nêu trên (trong đó có 2 liều dự phòng). Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận, niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch.
Việc đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định, thực hiện theo trình tự 3 bước sau:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác
Sau khi tiêm mũi thuốc thứ nhất xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim
Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
Theo quy định việc tiêm thuốc có thể tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp. Và cơ quan thi hành án hình sự đã chọn phương pháp tiêm thuốc tự động.
Theo các cán bộ thi hành án, ống truyền thuốc được gắn vào một thiết bị có nhiều nút bấm. Những cán bộ tiến hành thi hành án tử sẽ cùng lúc bấm vào những nút trên nhưng trong đó chỉ có một nút bấm có tác dụng tiêm thuốc cho tử tù. Điều này giúp cho những cán bộ thi hành án giảm được gánh nặng về tâm lý. Vì vậy nên tử hình bằng thuốc độc có thể nói là rất tốn kém.
Chi phí cho mỗi lần tiêm thuốc độc
Như đã biết hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc là hình thức gây tốn kém rất nhiều cho kinh phí nhà nước. Thay vì tốn 15 triệu khi tử hình bằng xử bắn thì nhà nước phải tốn từ 200 triệu đến 300 triệu cho hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc.
Chi phí thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định như sau:
Kinh phí mua thuốc tiêm phục vụ cho thi hành án tử hình và bảo đảm cho thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm chi trả bồi dưỡng cho những người tham gia thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 3 và chi phí mai táng quy định tại Điều 7 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP và chi phí khác phục vụ công tác thi hành án tử hình.
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả!
Liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu hỗ trợ về vấn đề pháp lý: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là như thế nào?” answer-0=”Là Việc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thi hành án Tử hình là gì?” answer-1=”Thi hành án tử hình là: Việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm những gì?” answer-2=”Theo quy định, thuốc dùng cho việc thi hành án tử hình gồm: – Thuốc làm mất tri giác – Thuốc làm liệt hệ vận động – Thuốc làm ngừng hoạt động của tim” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]