Tự ý bán đất của người khác bị xử phạt như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Tự ý bán đất của người khác bị xử phạt như thế nào?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc tự ý bán đất của người khác bị xử phạt như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Câu chuyện về hoàn cảnh của cháu trai sau một thời gian đi xuất khẩu lao động về thì phát hiện đất của mình đứng tên đã bị chú ruột bán mất. hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận xã hội. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì hành vi tự ý bán đất của người khác bị xử phạt như thế nào? Thủ tục để để có thể đòi lại đất do người khác tự ý bán sẽ ra sao?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về tự ý bán đất của người khác bị xử phạt như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:

– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

– Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

– Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

– Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình cá nhân sử dụng đất tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất như sau:

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai;
  • Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
  • Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
  • Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật Đất đai thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật Đất đai thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
  • Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật Đất đai; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật Đất đai;
  • Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
  • Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;
  • Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai;
  • Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
  • Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
  • Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
  • Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.
  • Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  • Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 179;
  • Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

Tự ý bán đất của người khác bị xử phạt như thế nào?
Tự ý bán đất của người khác bị xử phạt như thế nào?

Điều kiện để người sử dụng đất bán đất tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng (bán) đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai ;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Lưu ý:

  • Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188; người sử dụng đất khi thực hiện quyền chuyển nhượng còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
  • Việc chuyển nhượng phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai; và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
  • Hợp đồng chuyển nhượng (bán) đất phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Tự ý bán đất của người khác bị xử phạt như thế nào?

Hành vi tự ý bán đất của người khác không chỉ là hành vi vi phạm về mặt đạo đức mà nó còn là hành vi vi phạm pháp luật. Tự ý bán đất của người khác tuỳ vào tính chất và mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mặt hành chính:

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

– Trường hợp chuyển nhượng không đủ điều kiện thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất, bên thuê đất phải trả lại đất cho người sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền, thuê đất; trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
  • Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận nhưng có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại khoản 54 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP;
  • Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng đất đã thu trong thời gian sử dụng đất còn lại;
  • Buộc bên chuyển nhượng phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất không đủ điều kiện trong thời gian vi phạm; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 7 của Nghị định này;
  • Thu hồi đất đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nhưng đã hết hạn sử dụng đất mà không được gia hạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai;

Về mặt hình sự:

Theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Bị người khác bán đất của mình đứng tên sổ đỏ thì xử lý như thế nào?

Cách 1: Kiện đòi tài sản.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai, người sử dụng đất có quyền sử dụng và định đoạt phần đất mà mình được phía Nhà nước giao cho. Cho nên mọi giao dịch liên quan đến đất đai như chuyển nhượng không có được sự đồng ý của người có quyền sử dụng đất điều là giao dịch vô hiệu (Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015).

Chính vì thế theo quy định tại Điều 26 Luật Tố Tụng dân sự 2015, bạn có quyền kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất mà mình đang đứng tên.

Cách 2: Báo với phía cơ quan có thẩm quyền.

Việc người khác tự ý bán đất mà không có sự đồng ý của người sự dụng đất là hành vi trái với với quy định của pháp luật. Vfa như đã phân tích hành vi trên tình vào tính chất mà mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chính vì thế khi phát hiện hành vi của một ai đó bán đất của bạn thì bạn phải thông báo với phía cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi bán đất trái pháp luật, cũng như ra hình thức xử phạt thích đáng đối với hành vi bán đất trái pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tự ý bán đất của người khác bị xử phạt như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đất đai do lấn chiếm mà có thì có được cấp sổ đỏ không ?

Cụ thể theo quy định tại Theo khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) khi có đủ 02 điều kiện sau:
– Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.
– Đất đang sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp.
Lưu ý:
– Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/7/2014; sau ngày 01/7/2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật.
– Chỉ hộ gia đình, cá nhân mới được cấp, không áp dụng với tổ chức.
– Không phải tất cả các trường hợp lấn, chiếm đều được được cấp Sổ đỏ mà chỉ có một số trường hợp được công nhận.

Xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi như thế nào?

     Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 9 điều 12 nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân.

Đất bị người khác đứng tên sổ đỏ thì lấy lại bằng cách nào?

Cách 1: Thỏa thuận
– Bạn có thể thỏa thuận 02 bên về việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất cho bạn. Việc chuyển giao có thể thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được ký công chứng/chứng thực và bạn tiến hành đăng ký biến động sau khi ký hợp đồng. Hay nói cách khác, bạn lấy lại tài sản nhà đất của mình thông qua việc mua bán, chuyển nhượng với bên đang đứng tên trên sổ đỏ theo trình tự, thủ tục luật định.
Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án
– Quyền đòi lại tài sản là quyền của bạn, do vậy, một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết triệt để yêu cầu của bạn là Tòa án nhân dân (cụ thể là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có tài sản nhà đất).

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm