Ngày 19/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, thay thế Nghị định 102/2014 với rất nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó có quy định phạt tiền lên đến 01 tỷ đồng với hành vi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở
1. Hành vi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở theo luật cũ
Việc tự ý chuyển đổi mục đích từ đất trồng lúa sang đất khác cũng đã được quy định tại nghị định trước. Cụ thể theo Điều 6, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP quy định về chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, theo đó phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 ha; Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 ha trở lên. Cụ thể:
Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
2. Hành vi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở theo luật mới
Nhưng tại khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 91/2019; chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở) tại khu vực nông thôn và đô thị mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì phạt tiền theo diện tích tự ý chuyển với mức phạt cao hơn; thể hiện sự quyết liệt và mạnh tay hơn của các cơ quan chức năng khi xử lý vấn đề này.
Tại nông thôn, đối với cá nhân, Khung hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 3-5 triệu đồng nếu tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở với diện tích dưới 100m2. Nếu tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở với tổng diện tích từ 3 héc ta trở lên thì có thể bị phạt tiền từ 120 đến 250 triệu đồng. Mức xử phạt đối với khu vực thành thị sẽ gấp đôi mức xử phạt áp dụng tại nông thôn. Và nếu là tổ chức vi phạm thì có thể bị phạt tiền lên tới 1 tỷ đồng. Quy định được cụ thể hóa như sau:
Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất ở thì phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
– UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.
– UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.
Chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp sẽ bị hạn chế. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trường hợp này phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
Nếu nếu diện tích đất trồng lúa không nằm trong quy hoạch mà đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì bạn không được thực hiện chuyển đất trồng lúa sang đất ở. Nếu đất trồng lúa của bạn nằm trong quy hoạch và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng nhiều khả năng sẽ được chấp thuận.
– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
– Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp;