Đời sống xã hội ngày nay không ngừng phát triển, các vấn đề về tài sản như trộm cắp tài sản, chiếm giữ tài sản trái pháp luật,… bằng những phương thức hết sức tinh vi ngày càng gia tăng. Chiếm giữ trái pháp luật tài sản của người khác là việc không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, hoặc vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa bị trộm cắp từ người trông coi hợp pháp, hay từ cơ quan có thẩm quyền. Vậy hành vi Tự ý giữ tài sản của người khác có bị đi tù không? Và hành vi tự ý giữ tài sản của người khác bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu nhé.
Tự ý giữ tài sản của người khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Đối với hành vi xâm phạm tài sản nói chung, việc xác định đúng giá trị của hành vi chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép, hủy hoại, làm hư hỏng tài sản có ý nghĩa rất quan trọng để xác định trường hợp nào cần truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nào chưa truy cứu trách nhiệm hình sự. , và việc áp dụng đúng khung hình phạt. Tùy mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể đối với trường hợp hành vi chiếm giữ tài sản có thể bị xử lý theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, điểm b khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể đối với hành vi trên như sau:
* Hình thức xử phạt bổ sung
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
* Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
– Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm
Như vậy, đối với có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tự ý giữ tài sản của người khác có bị đi tù không?
Tự ý giữ trái phép tài sản là tài sản bị giao nhầm nhưng cố ý không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hợp pháp của tài sản. Khi hành vi tự ý giữ tài sản của người khác cố tình không trả có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội chiếm giữ trái phép tài sản
- Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản:
– Về hành vi: Có hành vi cố tình không trả lại tài sản, cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử, văn hóa cho chủ sở hữu, người quản lý một cách hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm.
– Giá trị tài sản: Tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
Lưu ý: Đối với tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử văn hóa thì pháp luật không quy định giá trị để làm căn cứ trách nhiệm hình sự vì đây là những vật mang giá trị về mặt tinh thần hết sức quý giá nên không thể tiến hành định giá một cách cụ thể như những loại tài sản thông thường.
Để có thể xác định là cổ vật, vật mang giá trị lịch sử thì phải có kết luận giám định từ phía cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ trước đó về việc công nhận đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
– Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, đó là hành vi biến tài sản đang tạm thời không có người hoặc chưa có người quản lý thành tài sản của mình một cách trái phép.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Tức là người phạm tội nhân thức rõ hậu quả xâm phạm đến quyền tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản và mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra hoặc tuy không mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc để hậu quả xảy ra.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tự ý giữ tài sản của người khác có bị đi tù không?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
Như vậy theo quy định trường hợp nhặt được của rơi không trả lại có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Sử dụng trái phép tài sản sẽ bị xử phạt như sau:
Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.