Tước giấy phép lái xe và Giữ giấy phép lái xe khác nhau như thế nào?

bởi Luật Sư X
Tước giấy phép lái xe và Giữ giấy phép lái xe khác nhau như thế nào?

Hai hình thức xử phạt “Tước” hoặc “Tạm giữ” Bằng lái xe đều có hậu quả pháp lý là người điều khiển phương tiện không còn được giữ bằng lái của mình nữa. Tuy nhiên, về bản chất thì hai biện pháp này hoàn toàn khác nhau. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

Sự khác nhau giữa Tam giữ bằng lái xe và Tước Bằng lái xe được thể hiện qua 4 tiêu chí sau: 

Tiêu chí

Tạm giữ Giấy phép lái xe

Tước Giấy phép lái xe

1. Bản chất

Đây là hình thức xử phạt bổ sung. Nghĩa là trước đó, người vi phạm đã bị áp dụng hình thức phạt chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy vào mức độ

Căn cứ pháp lý: Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Đối với tước giấy phép, thì đây lại là một biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo thi hành quyết định xử phạt hoặc để có thời gian tiến hành xác minh các tình tiết là căn cứ cho quyết định xử phạt cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền. 

Căn cứ pháp lý: Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP

2.Trường hợp áp dụng biện pháp.

Việc có quyết định tạm giữ bằng lái xe hay không phụ thuộc vào tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hành chính.

Trường hợp cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm nghiệm trọng về an toàn giao thông thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tước sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn nhất định. và tất nhiên, việc tước bằng này đồng nghĩa với với, người đó không được tham gia giao thông bằng việc sử dụng trực tiếp phương tiện.

Căn cứ pháp lý: Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

3.Thời hạn

– Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Lưu ý: 

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.

Bởi, việc tước bằng lái đặt ra trong điều kiện, người tham gia giao thông vi phạm nghiêm trọng về an toàn giao thông, nên việc tước bằng lái phải có thời hạn đủ nhằm răn đe, giáo dục. Cụ thể:  

  • Thời hạn: từ 01 tháng – 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
  •  Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng.

4. Hậu quả

Việc tạm giữ bằng lái xe không làm mất đi quyền điều khiển, tuy nhiên, thời hạn tạm giữ có hạn. 

Trường hợp người bị tạm giữ không đến giải quyết việc vi phạm quá thời hạn cho phép, việc điều khiển không bằng sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy phép. 

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được trực tiếp lái xe tham gia giao thông.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Tước giấy phép lái xe và Giữ giấy phép lái xe khác nhau như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm