Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về tuổi nghỉ hưu của người làm việc nặng nhọc? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Người lao động làm các công việc nặng nhọc thường gặp nhiều nguy hiểm về sức khoẻ và tinh thần nhiều hơn so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường. Chính vì thế mà độ tuổi nghỉ hưu của họ cũng khác so với những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường. Vậy câu hỏi đặt ra là tuổi nghỉ hưu của người làm việc nặng nhọc? là bao nhiêu.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về tuổi nghỉ hưu của người làm việc nặng nhọc? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
– Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Lao động nam | Lao động nữ | ||
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu | Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu |
2021 | 60 tuổi 3 tháng | 2021 | 55 tuổi 4 tháng |
2022 | 60 tuổi 6 tháng | 2022 | 55 tuổi 8 tháng |
2023 | 60 tuổi 9 tháng | 2023 | 56 tuổi |
2024 | 61 tuổi | 2024 | 56 tuổi 4 tháng |
2025 | 61 tuổi 3 tháng | 2025 | 56 tuổi 8 tháng |
2026 | 61 tuổi 6 tháng | 2026 | 57 tuổi |
2027 | 61 tuổi 9 tháng | 2027 | 57 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi | 62 tuổi | 2028 | 57 tuổi 8 tháng |
2029 | 58 tuổi | ||
2030 | 58 tuổi 4 tháng | ||
2031 | 58 tuổi 8 tháng | ||
2032 | 59 tuổi | ||
2033 | 59 tuổi 4 tháng | ||
2034 | 59 tuổi 8 tháng | ||
Từ năm 2035 trở đi | 60 tuổi |
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Quy định về một số ngành nghề nặng nhọc tại Việt Nam
Theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chia thành 42 lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là bảng liệt kê một số lĩnh vực trong đó:
Lĩnh vực khai thác khoáng sản
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
2 | Khai thác mỏ hầm lò | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2. |
3 | Sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ. | Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, Cl2, Licacmon…). |
4 | Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên | Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
5 | Đội viên cứu hộ mỏ. | Nghề đặc biệt nguy hiểm. |
6 | Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò. | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2 |
7 | Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc, Titan, Crom, Vonfram,…). | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi khí độc, hóa chất. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Khoan khai thác đá bằng búa máy cầm tay | Làm việc trên các sườn núi đá, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng của bụi, ồn và rung rất lớn. |
2 | Vận hành khoan xoay cầu, khoan búa ép hơi | Làm ngoài trời, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần |
3 | Sửa chữa cơ điện trong hầm lò | Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than. |
Lĩnh vực cao su:
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Phun thuốc bảo vệ thực vật vườn cây cao su | Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, độc hại và tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
2 | Khai thác mủ cao su | Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật |
3 | Chế biến mủ cao su | Nơi làm việc ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, chịu sự tác động của tiếng ồn lớn và các hóa chất độc như NH3, acid axetic, acid focmic |
4 | Ngâm tẩm gỗ cao su bằng hóa chất chống mối mọt | Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của các hoá chất độc mạnh như Borax, Boric, f-Clean… |
Sản xuất ô tô, xe máy:
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Nấu rót kim loại. | Môi trường bụi, nóng ồn, hơi khí độc, cường độ lao động cao. |
Điều kiện lao động loại IV | ||
1 | Hàn điện, hàn hơi trong dây chuyền sản xuất xe máy. | Nhịp điệu cử động cao, tư thế làm việc gò bó, mang cầm vật nặng trong suốt ca làm việc, chịu tác động của hơi khí độc. |
2 | Bê khung, động cơ xe trong dây chuyền sản xuất xe máy. | Nhịp điệu cử động cao, công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, cúi vặn mình nhiều lần. |
3 | Chạy thử xe máy ngoài trời. | Làm việc ngoài trời, chịu tác động của tiếng ồn, bụi, hơi khí độc, căng thẳng thần kinh, tâm lý. |
4 | Xử lý, vét cặn sơn thải. | Tiếp xúc thường xuyên với dung môi hữu cơ, tư thế làm việc gò bó, vận chuyển vật nặng trong suốt ca. |
5 | Kiểm tra nắn sửa khung xe trong dây chuyền sản xuất xe máy. | Nhịp điệu cử động cao, tư thế gò bó, cúi vặn thân mình nhiều lần. |
6 | Vận hành máy đánh bóng bề mặt chi tiết (shot blash) sản xuất ô tô, xe máy. | Chịu tác động hơi khí độc, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mang cầm vật nặng. |
7 | Vận hành máy cắt gọt kim loại (máy cắt gate). | Chịu tác động bụi, nóng, ồn, hơi khí độc, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mang cầm vật nặng. |
8 | Vận hành máy sơn phủ bề mặt khuôn đúc. | Chịu tác động bụi, nóng, ồn dung môi hữu cơ, tư thế lao động gò bó, cúi khom. |
9 | Sơn phun trong dây chuyền sản xuất ô tô, xe máy. | Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ |
10 | Vận hành máy đột dập kim loại. | Công việc đơn điệu căng thẳng thị giác, chịu tác động bởi tiếng ồn lớn, rung. |
Những quyền lợi mà người lao động làm việc nặng nhọc có được?
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi:
- Về thời gian làm việc: theo quy định tại khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian làm việc bình thường như sau: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
- Về nghỉ hằng năm: Theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hàng năm như sau:
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Quyền lợi riêng của một số đối tượng làm công việc nặng nhọc:
– Lao động nữ mang thai: Được giảm bớt 01 giờ làm việc/ngày hoặc chuyển công việc nhẹ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động thì được chuyển làm việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc/ngày cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Lao động cao tuổi: Chỉ được sử dụng lao động cao tuổi khi đảm bảo điều kiện an toàn. Nội dung này được ghi nhận cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
– Lao động là người khuyết tật: Chỉ được sử dụng người khuyết tật làm công việc này nếu họ đồng ý. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau: Nghiêm cấm hành vi sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Chế độ hưu trí, ốm đau, bệnh nghề nghiệp của những người làm công việc nặng nhọc:
– Chế độ hưu trí: Theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Chế độ ốm đau: Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ với số ngày:
- 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm (điều kiện bình thường là 30 ngày);
- 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – dưới 30 năm (điều kiện bình thường là 40 ngày);
- 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên (điều kiện bình thường là 60 ngày);
Chế độ bệnh nghề nghiệp: Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh bệnh nghề nghiệp.
Tuổi nghỉ hưu của người làm việc nặng nhọc?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về chế độ nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
– Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
- Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
– Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Lao động nam | Lao động nữ | ||
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu thấp nhất | Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu thấp nhất |
2021 | 55 tuổi 3 tháng | 2021 | 50 tuổi 4 tháng |
2022 | 55 tuổi 6 tháng | 2022 | 50 tuổi 8 tháng |
2023 | 55 tuổi 9 tháng | 2023 | 51 tuổi |
2024 | 56 tuổi | 2024 | 51 tuổi 4 tháng |
2025 | 56 tuổi 3 tháng | 2025 | 51 tuổi 8 tháng |
2026 | 56 tuổi 6 tháng | 2026 | 52 tuổi |
2027 | 56 tuổi 9 tháng | 2027 | 52 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi | 57 tuổi | 2028 | 52 tuổi 8 tháng |
2029 | 53 tuổi | ||
2030 | 53 tuổi 4 tháng | ||
2031 | 53 tuổi 8 tháng | ||
2032 | 54 tuổi | ||
2033 | 54 tuổi 4 tháng | ||
2034 | 54 tuổi 8 tháng | ||
Từ năm 2035 trở đi | 55 tuổi |
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
- Chi phí thi hành án tử hình bằng thuốc độc tại Việt Nam?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tuổi nghỉ hưu của người làm việc nặng nhọc?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc xác nhận tình trạng độc thân; muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật không quy định bắt buộc người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.
Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:
– Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề; công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
– Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề; công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
– Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề; công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.
Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH còn quy định phương pháp; quy trình xác định điều kiện lao động, như sau:
– Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.
– Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:
Ðiều 54 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động (NLÐ) nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì được hưởng lương hưu.
Từ ngày Luật BHXH có hiệu lực thi hành (ngày 1-1-2016) cho đến trước ngày 1-1-2018, mức lương hưu hằng tháng của NLÐ đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Ðể hưởng tối đa 75% thì nam phải đóng BHXH đủ 30 năm.
NLÐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.