Tỷ giá hối đoái là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực tiền tệ. Tỷ giá hối đoái là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tiền tệ của một quốc gia. Đối với Việt Nam, tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy, tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Vai trò quan trọng của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế … Để giải đáp những câu hỏi này, mời các bạn theo dõi bài viết “Tỷ giá hối đoái là gì?” dưới đây.
Tỷ giá hối đoái là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định trực tiếp giải thích về khái niệm tỷ giá hối đoái mà chỉ có quy định gián tiếp thông qua định nghĩa về tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam tại Khoản 5 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 như sau: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. Ngoài ra, trước đây Thông tư 179/2012/TT-BTC (hết hiệu lực) đã định nghĩa về tỷ giá hối đoái rằng: “Tỷ giá hối đoái” là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ (sau đây gọi tắt là tỷ giá).“
Từ các quy định trên, Luật sư X khái quát về khái niệm tỷ giá hối đoái như sau: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi đồng tiền, phản ánh mối quan hệ về mặt giá trị của đồng tiền giữa hai quốc gia. Trên thực tế, tỷ giá giữa 02 loại tiền tệ là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để trao đổi một đơn vị ngoại tệ.
Các loại tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố phản ánh cách thức quản lý đồng tiền của một đất nước hay còn gọi là chính sách tiền tệ quốc gia liên quan đến đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Tỷ giá hối đoái ở quốc gia tại mỗi thời điểm là khác nhau. Hiện nay, có 03 loại tỷ giá hối đoái phổ biến bao gồm: Tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái cố định và tỷ giá hối đoái có điều tiết. Cụ thể như sau:
Một là, tỷ giá hối đoái thả nổi: Tỷ giá hối đoái thả nổi (tỷ giá linh hoạt) là khi giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.
Có nhiều quan điểm cho rằng, trên thực tế, hầu hết các trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhanh nhạy với thị trường ngoại hối. Việc này sẽ làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài.
Hai là, tỷ giá hối đoái cố định: Tỷ giá hối đoái cố định (tỷ giá hối đoái neo) được hiểu là việc giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một thước đo giá trị khác, như vàng, bạc, kim cương…
Hiểu một cách đơn giản, khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi.
Ba là, tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết: Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết là tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ cố định và thả nổi. Trên thực tế, không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn vì như vậy sẽ làm mất tính ổn định của đồng tiền cũng như chính sách tiền tệ của quốc gia đó.
Còn đối với, chế độ tỷ giá hối đoái cố định, mặc dù tạo ra sự ổn định, song, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền của các nước đa phần sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia liên quan đến ngoại hối. Do đó, để đạt được hiệu quả cao nhất, tỷ giá hối đoái cần phải được kiểm soát. Tại nước ta, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh bởi quy luật cung cầu và chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó, tỷ giá hối đoái chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như: thương mại, lạm phát, thu nhập, … Cụ thể như sau:
Thứ nhất, yếu tố thương mại: Thương mại là hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Tình trạng xuất khẩu vượt mặt nhập khẩu được gọi là thặng dư thương mại, ngược lại được gọi là thâm hụt thương mại. Khi một quốc gia có thặng dư thương mại thì nhu cầu tiền tệ của nó sẽ tăng, do đó tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi một quốc gia có thâm hụt thương mại thì nhu cầu tiền tệ của nó sẽ giảm, do đó tỷ giá hối đoái giảm.
Thứ hai, yếu tố lạm phát: Lạm phát trong nước là một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm thay đổi tỷ giá. Khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng và giá trị nội tệ sẽ giảm và ngược lại.
Thứ ba, yếu tố thu nhập: Nếu đã biết tỷ giá hối đoái là gì thì có thể nói thu nhập của mỗi quốc giá cũng là yếu tố tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái. Nếu thu nhập của quốc gia đó tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng. Ngoài ra, thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao làm tỷ giá tăng. Ngược lại khi quốc gia có thu nhập giảm thì sẽ giảm cầu ngoại tệ dẫn đến giảm tỷ giá hối đoái
Thứ tư, yếu tố lãi suất: Lãi suất có một phần ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Khi nội địa có lãi suất cao hơn nước ngoài thì tài chính nội địa hấp dẫn tỷ giá hối đoái giảm còn giá trị nội tệ sẽ tăng.
Cách tính tỷ giá hối đoái
Bản chất tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ và phụ thuộc vào cung cầu về đồng tiền đó trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung cầu thay đổi. Có nhiều cách xác định tỷ giá hối đoái khác nhau tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá, dịch vụ trên thế giới. Việc xác định tỷ giá hối đoái giúp các nhà kinh doanh có thể xây dựng phương án kinh doanh sao cho có lợi nhất. Dưới đây là hai cách tính tỷ giá hối đoái cơ bản hiện nay:
– Tính tỷ giá hối đoái trên cơ sở ngang giá vàng : Đây là phương pháp so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau.
– Tính tỷ giá hối đoái trên cơ sở cân bằng sức mua : Phương pháp này dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa hai đồng tiền, dùng để so sánh giá cả hàng hoá, dịch vụ, xây dựng phương án kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ hải quan,…
Vai trò quan trọng của tỷ giá hối đoái với nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái phản ánh chính sách tiền tệ của một quốc gia và là một phần thiết yếu trong việc quản lý và phát triển kinh tế. Trong khi đó, tiền tệ có vai trò chi phối hầu hết tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia. Đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, vai trò quan trọng của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế là không thể phủ nhận. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế:
– Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu: Nếu đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) kéo theo giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó sẽ rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Khi tỷ giá tăng lên sẽ thúc đẩy nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, từ đó giúp cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.
– Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến doanh nghiệp: Với những doanh nghiệp lớn, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến doanh nghiệp là không hề nhỏ, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp có nợ vay bằng USD sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng khi tỷ giá USD/VND biến động tăng, dẫn đến phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại dư nợ gốc ngoại tệ khi đó những doanh nghiệp có dư nợ USD phải chịu chi phí lỗ tỷ giá.
– Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Khi một nước có lạm phát sức mua đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn so với thị trường nước ngoài. Theo quy luật chung, người dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ kéo theo nhập khẩu sẽ tăng, cầu ngoại tệ tăng và tỷ giá hối đoái cũng sẽ tăng theo.
Mặt khác, vì tăng giá nên người tiêu dùng nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút dẫn đến cung ngoại tệ trên thị trường giảm, là nguyên nhân làm tỷ giá hối đoái tăng. Bởi vậy, lạm phát ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn.
Trên thị trường tiền tệ, lạm phát khiến đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
Khuyến nghị: LSX là hệ thống pháp luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, Chúng tôi cung cấp dịch vụ Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, LSX cam kết sẽ bảo mật thông tin khách hàng, giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng
Mời bạn xem thêm:
- Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái, quản lý vàng là ngoại hối theo quy định pháp luật ngoại hối
- Hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định pháp lệnh ngoại hối
- Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản theo quy định?
Trên đây là một số nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề ““Tỷ giá hối đoái là gì?”. Hy vọng nội dung tư vấn của Luật sư X có thể giúp bạn giải đáp những vướng mắc của bạn.
Câu hỏi thường gặp
Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như sau: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, ở nước ta, tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Từ đó có thể xác định chế độ tỷ giá hối đoái của Việt nam hiện nay là tỷ giá thả nổi có quản lý.
Bên cạnh đó, Điều luật này cũng quy định thêm: “Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.”
Vì vậy, để tìm hiểu thông tin về tỷ giá hối đoái của nước ta, bạn đọc có thể tìm hiểu thông qua bản công bố của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá hối đoái.