Trong cuộc sống, chúng ta cần ưu tiên cho nhiều đối tượng đặc biệt để họ được hưởng các quyền và lợi ích chính đáng. Những người sở hữu truyện cũng sẽ được ưu tiên. Vậy ưu tiên cho người sở hữu truyện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Quyền ưu tiên là gì?
Theo quy định tại Điều 91 – Luật sở hữu trí tuệ, Quyền ưu tiên là quyền của người nộp đơn trên cơ sở một đơn hợp lệ lần đầu tiên đã được nộp tại một quốc gia khác là thành viên điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên (Như Nghị định thư Madrid về đăng ký nhãn hiệu Quốc tế); trong một thời hạn nhất định, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ đó tại một quốc gia thành viên khác; đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên.
Vậy quyền ưu tiên sẽ được đáp dụng khi có ít nhất 2 đơn đăng ký cho cùng 1 đối tượng; nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người nộp đơn không cùng lúc tại các quốc gia.
Ví dụ: Giả sử Công ty A nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu X tại Việt Nam vào ngày 01/01/2020. Sau đó, Công ty A tiếp tục nộp đơn tại Singapore ngày 01/02/2020. Tuy nhiên công ty A được quyền ưu tiên nộp đơn tại Singapore có ngày nộp đơn đầu tiên. Nếu Công ty A không xin hưởng quyền ưu tiên và có Công ty B cũng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu X tại Singapore ngày 15/01/2020, thì đương nhiên đơn đăng ký của A bị coi là nộp sau B và không thể được bảo hộ tại Singapore. Như vậy bên A dựa vào quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ nên sẽ được đăng ký còn bên B bị từ chối.
Nguyên tắc quyền ưu tiên của người nộp đơn
Nguyên tắc ưu tiên đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận; yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng đủ điều kiện:
Điều 91. Nguyên tắc ưu tiên
1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng 1 đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện:
- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.
- Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này.
- Trong đơn nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan chức năng.
- Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế.
2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu; người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
3. Đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Các điều kiện để được hưởng quyền ưu tiên
Điều kiện đầu tiên để được hưởng quyền ưu tiên đó là người nộp đơn họ phải là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước là thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú và họ có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc nước thành viên của công ước theo quy định của pháp luật.
– Trong các trường hợp người nộp đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hay tại nước thành viên của Công ước Paris và đơn có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định thì sẽ đươcj hưởng quyền ưu tiên theo quy định.
– Các trường hợp người nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định.
Theo đó được hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hiểu là quyền được hưởng đối với người nộp đơn trên cơ sở một đơn hợp lệ lần đầu tiên đã được nộp tại một quốc gia khác theo quy định mà họ là thành viên điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên và trong một thời hạn nhất định, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó tại một quốc gia thành viên khác và đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên theo quy định.
Ví dụ: A nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp N tại Cục sở hữu trí tuệ Việt nam ngày 01/01/2017, B cũng nộp yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trùng với kiểu dáng công nghiệp N tại Cục sở hữu trí tuệ ngày 01/01/2017 nhưng có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng kí kiểu dáng công nghiệp đó nộp tại Nhật Bản vào ngày 10/10/2016 thì ngày ưu tiên của B là ngày 10/10/2016, khi đó đơn đăng ký của A sẽ bị từ chối.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Nguyên tắc ưu tiên trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Ưu tiên cho người sở hữu truyện
Ưu tiên cho người sở hữu truyện có những ý nghĩa sau:
* Đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khuyên khích tạo động lực cho sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của nhiều cá nhân vào hoạt động cải tiến kĩ thuật, nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
Sở hữu trí tuệ là kết quả của một quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, tiền bạc, công sức của cá nhân, tổ chức. Hoạt động sáng tạo trí tuệ mong muốn đạt được những lợi ích nhất định trong việc nghiên cứu. Việc bảo hộ tài sản trí tuệ, nhà nước khuyến khích và hỗ trợ những tổ chức, cá nhân sáng tạo nhiều hơn. Bởi vì bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đảm bảo quyền ( quyền nhân thân và quyền tài sản) của các chủ sở hữu đối với sản phẩm mà mình sáng tạo ra.
* Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng góp phần giảm thiểu tổn thất cho các nhà sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy họ phát triển sản xuất và kinh doanh hợp pháp.
* Đối với người tiêu dùng
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn và được sử dụng các dịch vụ, hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã hạn chế được các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, tạo ra hàng nhái hay hàng kém chất lượng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
* Đối với quốc gia
Sở hữu trí tuệ được khẳng định là “một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế”, cho nên việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ, nhận được đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự luân chuyển mạnh mẽ và liên tục của các tài sản hữu hình cũng như tài sản vô hình giữa các quốc gia, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.
“Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nghĩa vụ bắt buộc và là điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và với những quốc gia muốn trở thành thành viên của Tổ chức này. Nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, đã coi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một điều kiện không thể thiếu để thiết lập mối quan hệ thương mại.
Bên cạnh đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại lành mạnh trên phạm vi toàn cầu.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục đăng ký đồng sở hữu đất
- Quy định về đồng sở hữu quyền sử dụng đất
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
- Lưu ý khi mua nhà đồng sở hữu
- Sổ đồng sở hữu có tách được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Ưu tiên cho người sở hữu truyện”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: công ty tạm ngưng kinh doanh, mã số thuế cá nhân tra cứu, công chứng ủy quyền tại nhà, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, tra cứu quy hoạch xây dựng, điều kiện cấp phép bay flycam,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả. Ðây là quyền đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Ngoài việc có thể đem lại giá trị kinh tế cho tác giả giống như ở các quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền còn đảm bảo quyền nhân thân của tác giả hay nói cách khác là đảm bảo uy tín, danh dự của tác giả gắn với tác phẩm của mình.
Như vậy, có thể tạm hiểu những gì được gọi là “tác phẩm” tức là có bản quyền.
1. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một sáng chế hoặc đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
2. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nguyên tắc “cân bằng lợi ích” của chủ SHTT và lợi ích của xã hội được thể hiện xuyên suốt từ quá trình xác lập quyền, thực thi quyền và bảo vệ quyền SHTT. Điều 7 Luật SHTT Việt Nam quy định: “Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan” và “trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp”.