Nghị định 123/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2016. Nghị định này thay thế Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về văn bản hợp nhất nghị định 123/2016/NĐ-CP trên nhé.
Văn bản hợp nhất nghị định 123/2016/nđ-cp
Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.
Mời bạn tải xuống Nghị định 101/2020/NĐ-CP
Một số nội dung đáng chú ý của nghị định 101/2020/NĐ-CP
Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, Nghị định quy định tiêu chí thành lập phòng và tổ chức tương đương phòng (sau đây gọi chung là phòng), số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng như sau:
- Phòng thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau
+ Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cục;
+ Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 07 biên chế công chức trở lên.
- Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
+ Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục;
+ Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 05 biên chế công chức trở lên.
Hiện nay Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tất cả 22 bộ và cơ quan ngang bộ, cụ thể như sau:
– Danh sách các bộ gồm:
- Bộ quốc phòng
- Bộ công an
- Bộ ngoại giao
- Bộ nội vụ
- Bộ tư pháp
- Bộ kế hoạch và đầu tư
- Bộ tài chính
- Bộ công thương
- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Bộ giao thông vận tải
- Bộ xây dựng
- Bộ tài nguyên và môi trường
- Bộ thông tin và truyền thông
- Bộ lao động – Thương binh và xã hội
- Bộ văn hóa thể thao và du lịch
- Bộ khoa học và công nghệ
- Bộ giáo dục và đào tạo
- Bộ y tế
– Danh sách các cơ quan ngang bộ gồm:
- Ủy ban dân tộc
- Ngân hàng nhà nước việt nam
- Thanh tra chính phủ
- Văn phòng chính phủ
Nghị định 123/nđ-cp ngày 1/9/2016
Nội dung đáng chú ý của Nghị định 12/2016/NĐ-CP.
Phạm vi và đối tượng áp dụng của Nghị định này được quy định như sau:
- Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ thực hiện theo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ.
- Theo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ. 3. Các quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ tại Nghị định này không áp dụng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Tên của Bộ và tên của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ được dịch ra tiếng nước ngoài để giao dịch quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Nghị định quy định cơ cấu hoạt động của Bộ và cơ quan ngang Bộ; theo đó cơ cấu của Bộ gồm: Vụ, văn phòng, thanh tra, cục (nếu có), tổng cục (nếu có) và đơn vị sự nghiệp công lập.
Các đơn vị được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập nêu trên gồm có:
- Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;
- Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin;
- Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ.
Ngoài ra, Nghị định đề cập tới quy định số lượng cấp phó của người đứng đầu văn phòng, thanh tra, vụ, cục, đơn vị sự nghiệp công lập là không quá 03 người và không quá 04 người đối với tổng cục.
Bạn có thể download Nghị định 123/2016/NĐ-CP tại đây:
Có thể bạn quan tâm
- Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP
- Luật tổ chức Chính phủ 2015
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Văn bản hợp nhất nghị định 123/2016/nđ-cp”. Hy vọng những chia sẻ trên của Luật sư X sẽ giúp ích được cho bạn trọng cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu về đăng ký bảo vệ thương hiệu, thành lập công ty, thủ tục ly hôn,.. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ
+ Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ.
+ Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
+ Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
+ Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.