Vay tín chấp là gì? Đối tượng vay tín chấp?

bởi Luật Sư X
Vay tín chấp là gì? Đối tượng vay tín chấp?

Vay tín chấp là hoạt động khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu rõ về vay tín chấp là gì? Liệu có những đối tượng nào được vay tín chấp hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung 2017;
  • Các văn bản hướng dẫn liên quan.

Nội dung tư vấn

1. Vay tín chấp là gì?

Hiện nay không có quy định cụ thể nào quy giải thích rõ việc vay tín chấp. Tuy nhiên có thể một cách đơn giản như sau:

Vay tín chấp là một hình thức cho vay không cần thế chấp tài sản. Theo đó các ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng sẽ dựa trên uy tín của cá nhân và đơn vị công tác của khách hàng để xem xét có cho vay hay không.

2. Đặc điểm của vay tín chấp

Từ cách hiểu trên có thể rút ra được một số đặc điểm của vay tín chấp cụ thể:

  • Là một hình thức cho vay, bên cho vay có thể là ngân hàng hoặc các tổ chức phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính).
  • Tài sản bảo đảm cho khoản vay mang tính chất vô hình – sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau.
  • Vay tín chấp không được thực hiện trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Bởi vì để có được sự tín nhiệm thì phải trải qua một thời gian nhất định.
  • Người vay đóng vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Chính việc kinh doanh có hiệu quả và minh bạch là nhân tố quyết định để ngân hàng và tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp hay không.
  • Đồng thời người cho vay có vai trò quyết định cho vay trả góp tín chấp. 

3. Đối tượng vay tín chấp

Hiện tại các ngân hàng, các tổ chức phi ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay tín chấp đối với 4 nhóm đối tượng chính, cụ thể:

  • Người đi làm hưởng lương từ 3 tháng trở lên, mức lương từ 3 triệu/tháng
  • Người có bảo hiểm nhân thọ hơn 1 năm, phí bảo hiểm nhân thọ trên 3 triệu
  • Người đã từng vay ở một tổ chức tín dụng
  • Người đứng tên trên hóa đơn tiền điện lớn hơn 300.000 đồng/tháng.

Do đó khi là một trong các đối tượng trên thì có thể vay tín chấp. Điều này xuất phát từ tài sản bảo đảm cho khoản vay tín chấp là sự tín nhiệm, tin tưởng chứ không phải tài sản thế chấp hữu hình giống như các hình thức vay khác, do đó cần có sự bảo đảm về thu nhập ở mức nhất định để cho thấy khả năng trả nợ của người vay. 

4. Lợi ích của vay tín chấp

Hình thức vay tín chấp đem lại nhiều lợi ích cho người vay, đó là:

Như vậy vay tín chấp là hình thức vay khá nhanh chóng, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau mà không cần có tài sản thế chấp; tạo điều kiện cho người có nhu cầu có thể nắm bắt được thời cơ kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên người vay cần chứng minh được sự tín nhiệm của người để ngân hàng có thể cho vay nhanh chóng. 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm