Khi xã hội ngày càng phát triển, quan hệ hôn nhân đồng tính đã được đặt trong những góc nhìn thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam liệu đã cho phép kết hôn đồng tính hay chưa? Hãy cùng với Luật sư X trả lời câu hỏi Việt Nam có cho phép kết hôn đồng tính hay không?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân gia đình 2014
- Luật hôn nhân gia đình 2000
Nội dung tư vấn
Thế nào là hôn nhân đồng tính?
Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.
Như đã nói, góc nhìn của những nhàn làm luật đã thay đổi rất nhiều và tư duy về kết hôn đồng tính của xã hội Việt Nam cũng trở nên thoáng đãng và dễ chấp nhận. Trước đây, hôn nhân đồng tính là hành vi bị nghiêm cấm.
Điều kiện để được kết hôn
Theo pháp luật hôn nhân và gia đình quy đình điều kiện kết hôn như sau:
Độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Có thể thấy, khi nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì cả nam và nữ đều là người thành niên, có đầy đủ năng lực dân sự, tự chịu trách nhiệm với các quy định của mình đồng thời cũng có đủ khả năng để chăm sóc, nuôi nấng gia đình, con cái.
Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định
Một trong những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân là tự nguyện, tiến bộ. Đồng thời, Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng khẳng định, Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, được Tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Do đó, khi việc đăng ký kết hôn cần phải dựa vào ý chí của hai người nam, nữ, do hai người tự nguyện, tự thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, đủ độ tuổi quy định thì không thể bị mất năng lực hành vi dân sự.
Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn
Một trong những điều kiện không thể thiếu khi đăng ký kết hôn là không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn nêu tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn; hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn; hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Việt Nam có cho phép kết hôn đồng tính hay không?
Như đã biết ở trên thì không có điều kiện về người đông giới không được kết hôn; tuy nhiên cũng không có một quy định nào cho phép người đồng tính được kết hôn với nhau.
Trước đây, một trong những trường hợp cấm kết hôn nêu tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 là việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính.
Đồng thời; theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (đã hết hiệu lực); việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 500.000 đồng.
Tuy nhiên, đến Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực; những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt. Quy định này nhằm đồng bộ việc “không thừa nhận mà không còn cấm” tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Như vậy, so với quy định trước đây; hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa; những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Khi đó; hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sẽ không tồn tại và không được pháp luật thừa nhận nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng…
Như vậy; có thể thấy trước đây pháp luật cấm việc hết hôn đồng tính; nhưng đến pháp luật sau này không còn quy định cấm nữa; tuy nhiên cũng không có một quy định nào cho phép. Những người đồng tính có thể thực hiện sống với nhau như vợ chồng nhưng về mặt pháp lý họ sẽ không có sự ràng buộc.
Có nên cho phép kết hôn đồng tính tại Việt Nam?
Như đã biết trên thế giớ đã có một số quốc gia cho phép kết hôn đồng tính như: Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy. Đây có thể được xem là sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Mặc dù nhu cầu kết hôn đồng tính ở Việt Nam khá lớn; tuy nhiên việc kết hôn sẽ có những ảnh hưởng đến quan niệm xã hội về tầm quan trọng của hôn nhân truyền thống. Việt Nam là một nước có truyền thống văn hóa Á Đông; nếu thừa nhận có thể sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực với xã hội; không phù hợp với thuần phong mỹ tục; truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp quy luật sinh học và không bảo đảm chức năng duy trì nòi giống của gia đình.
Do đó; nếu thừa nhận hôn nhân đồng tính cần một khoảng thời gian để có thể phù hợp với truyền thống văn hóa của nước ta. Mặc dù đây được xem là sự phát triển; đáp ứng nhu cầu của một bộ phân người dân trong xã hội; nhưng cần phải có sự phù hợp cả về thuần phong mỹ tục.
Mời bạn đọc xem thêm
- Kết hôn đồng giới, pháp luật hiện nay thừa nhận hay bác bỏ?
- Người đồng tính có được kết hôn với nhau hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Việt Nam có cho phép kết hôn đồng tính hay không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015; thì sau khi chuyển đổi giới tính; cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.
Như vậy; sau khi chuyển giới, đăng ký thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.
Căn cứ theo Điều 28 Bộ luật dân sự; về quyền đổi tên; thì sau khi người đã tiến hành chuyển giới thì có thể thay đổi tên khai sinh để phù hợp với giới tình. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi; chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Như vậy; đổi tên khai sinh cho người chuyển giới là hợp pháp.
Vì không được pháp luật thừa nhận nên khi kết hôn đồng giới có những rủi ro nhất định:
-Vê tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.
– Về nhân thân: Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý, không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại.