Viết, vẽ lên sách giáo khoa có bị cấm hay không

bởi Luật Sư X

Trước tình trạng xã hội đang bức xúc vì việc sử dụng sách giáo khoa lãng phí, Bộ giáo dục đào tạo đã có chỉ thị về vấn đề này. Theo đó bộ yêu cầu giáo viên, cán bộ hướng dẫn học sinh không được viết vẽ vào sách giáo khoa. Vậy quy định này cụ thể ra sao? Học sinh có phải tuân thủ theo hay không?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ:

  • Chỉ thị 3798/CT-BGDĐT

Nội dung tư vấn:

1. Quy định của Bộ giáo dục

Để nâng cao hiệu quả sử dụng SGK, tăng tỉ lệ SGK được sử dụng nhiều lần, Bộ GD-ĐTđã ra chỉ thị 3798/CT-BGDĐT yêu cầu giám đốc các sở GD-ĐT chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các trường học tổ chức quán triệt đến từng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về việc giữ gìn bảo quản SGK để sử dụng và sử dụng lại lâu bền. Các trường hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK để thực hiện các hoạt động học và ghi kết quả học tập vào vở, không được trực tiếp viết, vẽ vào SGK.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo các sở GD-ĐT tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các trường học khiến học sinh phải mua quá nhiều xuất bản phẩm tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các trường học, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Trên thực tế, chỉ thị 3798/CT-BGDĐT không cấm học sinh viết vào sách giáo khoa mà chỉ yêu cầu giáo viên, cán bộ phải hướng dẫn học sinh không viết, vẽ vào sách giáo khoa.

2. Quy định có hợp lý?

Bộ đã đưa ra chỉ thị, trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí thì đúng, nhưng liệu cách thức có sai?

Vì là chỉ thị của Bộ giáo dục nên cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục sẽ phải chấp hành, nếu không có thể bị xử lý kỉ luật theo quy định của ngành. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp không thể lường trước, chẳng hạn như các em nhỏ, chưa có ý thức nên viết, vẽ bẩn vào sách giáo khoa thì liệu giáo viên có bị kỉ luật? Đó là chưa kể, về pháp lý thì sách giáo khoa là tài sản cá nhân của học sinh, học sinh hoàn toàn có quyền sử dụng theo ý muốn, tự do viết vẽ vào sách giáo khoa, giáo viên không thể ép buộc!

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD-ĐT, cho rằng việc ban hành một công văn hướng dẫn quản lý, phát hành và sử dụng SGK cần phải đi từ cái tâm và cái tầm của nhà quản lý… Theo ông Vinh, nếu vì lợi ích của người học cũng như lợi ích quốc gia thì nên có những chia sẻ về tinh thần tiết kiệm khi sử dụng SGK gửi đến người dân. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT nên phát động phong trào giữ gìn SGK sạch đẹp và khuyến khích trưng mua lại với giá rẻ hoặc cho lại nhà trường để tập trung lại và hỗ trợ cho các trẻ thuộc gia đình nghèo đi học đỡ phải mua SGK cho năm học mới.

Hi vọng một chủ trương đúng đắn không trở nên méo mó vì cách thức sai lầm!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm