Vợ đòi lại quyền nuôi con khi chồng cũ tái hôn

bởi NguyenTriet

Thưa luật sư, em đã từng ly hôn cách đây 3 năm do cuộc sống không hạnh phúc, sau khi ly hôn chồng cũ em được Tòa giao trực tiếp nuôi con. Nay chồng cũ em chuẩn bị tái hôn, vậy em có thể đòi lại quyền nuôi con khi chồng cũ tái hôn không ạ vì em lo con em sống với mẹ kế sẽ không tốt. Mong luật sư giải đáp ạ.

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Căn cứ:

  1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn:

Trong thực tế cuộc sống, không tránh khỏi những trường hợp người được giao trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn nay muốn tái hôn với người khác. Khi đó, người chồng hoặc vợ cũ sẽ lo lắng vì con mình sẽ chung sống với mẹ kế hoặc cha dượng, do đó, họ muốn đòi lại quyền nuôi con. Pháp luật quy định về trường hợp này ra sao, hãy cùng tìm câu trả lời.

Chúng ta sẽ tìm câu trả lời dựa vào quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“1.Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4.Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 

5.Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Như vậy, có thể thấy rằng nếu việc tái hôn không đi kèm với việc mất khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con như được nhắc đến ở trên thì hoàn toàn không có cơ sở để thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con cái.

Việc tái hôn cũng là hành vi được nhà nước thừa nhận và cho phép, nên người còn lại không có căn cứ để đòi lại quyền nuôi con.

Quý khách có thể xem thêm bài viết:

 

Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:

 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm