VTV có được chèn quảng cáo khi phát sóng ASIAD hay không?

bởi Luật Sư X

Sau khi bỏ lỡ mất các trận đấu của U23 Việt Nam tại vòng bảng và phải tìm đến các kênh xem lậu thì người hâm mộ Việt Nam đã có thể xem trực tiếp trên truyền hình. VTC đã mua được bản quyền của ASIAD và cho VTV được tiếp sóng. Tuy nhiên, trận đấu giữa Việt Nam – Bahrain phát sóng trên VTV6 đã bị gián đoạn vì VTV “tiếp sóng chưa được đúng chuẩn”. Nguyên nhân trực tiếp “được cho là” vì VTV chèn quảng cáo của mình vào phần quảng cáo của VTC. Vậy hành vi này có được phép hay không?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ: 

  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Nghị định 131/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan

Nội dung tư vấn

1. VTC có toàn quyền phát sóng ASIAD

VTC đã mua thành công bản quyền phát sóng ASIAD từ bên thứ ba, và trở thành đơn vị được phép phát sóng ASIAD trên lãnh thổ Việt Nam. Tất cả các đơn vị khác muốn tiếp sóng, phát sóng ASIAD đều phải có sự cho phép từ phía VTC. Đương nhiên là kể cả đài truyền hình quốc gia VTV cũng không phải ngoại lệ.

Theo điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ thì VTC sẽ có các quyền sau:

Điều 31. Quyền của tổ chức phát sóng

1. Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

b) Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;

c) Định hình chương trình phát sóng của mình;

d) Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

2. Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.

Bất cứ ai xâm phạm đến các quyền trên của VTC đều có thể bị khởi kiện hoặc xử phạt.

2. VTV có được chèn quảng cáo của mình khi phát sóng ASIAD hay không?

Việc trích ghép, chèn quảng cáo vào chương trình bóng đá tại ASIAD của đơn vị tiếp sóng (VTV) phải được chủ sở hữu bản quyền (VTC) cho phép (theo điều 33 nghị định 22/2018/NĐ-CP).

Điều 33. Sử dụng chương trình phát sóng

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.

Nếu VTV tự ý chèn quảng cáo vào phần quảng cáo của VTC thì đó sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. VTC hoàn toàn có quyền dừng việc cho VTV tiếp sóng vì đã vi phạm thỏa thuận, đồng thời khởi kiện yêu cầu VTV bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, nếu có hành vi vi phạm thì VTV có thể bị xử phạt hành chính theo nghị định 131/2013/NĐ-CP:

Điều 32. Hành vi xâm phạm quyền định hình chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

VTV là đài truyền hình quốc gia Việt Nam, rất cần đi đầu làm gương trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hi vọng việc VTV bị cắt sóng vì vi phạm bản quyền không phải là sự thật, nếu không thì đó sẽ là một cái tát mạnh vào đài truyền hình quốc gia, nơi mang đến bộ mặt của Việt Nam.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm