Vừa tổ chức đánh bạc vừa đánh bạc xử lý thế nào?

bởi BuiNgan
Vừa tổ chức đánh bạc vừa đánh bạc xử lý thế nào?

Chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi mức phạt đối với hành vi vừa tổ chức đánh bạc vừa đánh bạc hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Cho người khác thuê nhà để đánh bạc, chủ nhà có phải chịu trách nhiệm gì?

Tệ nạn cờ bạc hiện diễn ra rất phổ biến với nhiều hình thức tinh vi. Có thể khẳng định, đánh bạc và tổ chức đánh bạc hay gá bạc đều là những tệ nạn xã hội thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, là nguyên nhân tan vỡ của nhiều gia đình và cũng là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm khác như trộm cắp, cướp của giết người, gây mật trật tự trị an và an toàn xã hội. Đánh bạc với quy mô lớn, ngoài việc xử phạt người tham gia đánh bạc thì người tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.  Cùng Luật sư X tìm hiểu về hình phạt đối với hành vi vừa tổ chức đánh bạc vừa đánh bạc qua bài viết dưới đây.

Vừa tổ chức đánh bạc vừa đánh bạc xử lý thế nào?

Tội đánh bạc

Tội đánh bạc được hiểu là hành vi chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào, như: xóc đĩa, bầu cua, tổ tôm, tam cúc, số đề, cá cược, đá (chọi) gà, đua xe, cá cược … một cách trái phép. Trong đó, tiền có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ; hiện vật có thể là tài sản, như: ô tô, xe máy, nhà cửa, gia súc, hàng hóa,…

Như vậy, có thể hiểu đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.

Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

So với quy định tại Điều 248 BLHS 1999 thì Điều 321 BLHS 2015 đã nâng mức định lượng số tiền đánh bạc để truy cứu trách nhiệm hình sự với mức khởi điểm từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng đối với người phạm tội lần đầu (khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015). Bổ sung thêm tình tiết định tội là “đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này” để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dánh bạc dưới 5.000.000đ. Nâng mức phạt tiền từ 20.000.000đ đến 100.000.000đ tại khoản 1 Điều 321 BLHS so với 5.000.000đ đến 50.000.000đ quy định tại khoản 1 Điều 248 trước đây.

Về tình tiết định khung: Bổ sung thêm tình tiết định khung là “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”

Về trách nhiệm hình sự:  Nâng mức phạt tù ở mức khởi điểm khoản 1 từ 6 tháng đến ba năm, trước đây là từ ba tháng đến ba năm; khoản 2 từ ba năm đến bảy năm, trước đây là từ hai năm đến bảy năm.

Nâng mức hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng lên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 3 Điều 321).

Tội tổ chức đánh bạc

“Tổ chức đánh bạc” là tội xâm phạm trực tiếp đến trật tự xã hội và đôi khi là cả tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.

Đây là hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người (từ 02 người trở lên) tham gia vào việc đánh bạc.

Theo đó, người đứng ra tổ chức thông thường sẽ có sự chuẩn bị, bàn bạc, sắp xếp kế hoạch đánh bạc rồi mới tập hợp, rủ rê những người khác tham gia.

Khác với tội “Tổ chức đánh bạc”, tội “Gá bạc” thể hiện ở hành vi tạo điều kiện về địa điểm cho việc đánh bạc như: Cho thuê, cho mượn hoặc đi thuê, mượn địa điểm, phương tiện để cho người khác sử dụng làm nơi tụ tập đánh bạc. Bản chất của “Gá bạc” là mục đích trục lợi qua con bạc thông qua việc lấy tiền vào cửa, mua bán tài sản của con bạc, cho thuê địa điểm đánh bạc…

Cần lưu ý rằng, cả “Gá bạc” và “Tổ chức đánh bạc” đều chỉ bị truy cứu trách nhiệm khi đó là hành vi trái phép, đối với hành vi tổ chức đánh bạc đã được cấp phép thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Tùy vào mức độ vi phạm, hành vi “Tổ chức đánh bạc” có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính:

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi tổ chức đánh bạc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, Điều 28, Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

“Cụ thể, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc…”.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo quy định tại Điều 322, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, mức phạt áp dụng với tội “Tổ chức đánh bạc” hoặc “Gá bạc” như sau:

Hình phạt chính:

– Khung 01: Phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm – 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc tổ chức từ 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 05 triệu đồng trở lên;
  • Sử dụng địa điểm thuộc sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên;
  • Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần trị giá từ 20 triệu đồng trở lên;
  • Thực hiện các hành vi: Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc Tội đánh bạc, chưa được xóa án tích mà tái phạm.
Vừa tổ chức đánh bạc vừa đánh bạc xử lý thế nào?
Vừa tổ chức đánh bạc vừa đánh bạc xử lý thế nào?

– Khung 02: Phạt tù từ 05 – 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên;
  • Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cho người khác thuê nhà để đánh bạc bị xử lý thế nào?

Tại điểm b, khoản 1, Điều 322, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội “Tổ chức đánh bạc” hoặc “Gá bạc” quy định:

“1. Người nào “Tổ chức đánh bạc” hoặc “Gá bạc” trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên”.

Theo quy định trên, người nào dùng nhà thuộc quyền sở hữu hoặc do mình quản lý để cho người khác đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tổ chức đánh bạc” hoặc “Gá bạc”, nếu:

– Để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 05 triệu đồng trở lên.

– Hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 05 triệu đồng trở lên.

Như vậy, trường hợp cho thuê nhà để tổ chức đánh bạc trái phép với quy mô từ 10 người trở lên hoặc từ 02 chiếu bạc trở lên mà tổng hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 05 triệu đồng trở lên, chủ nhà có thể bị phạt tiền đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù đến 05 năm.

Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 – 10 năm:

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên;

– Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội…

Tóm lại, đối với trường hợp vừa đánh bạc, vừa tổ chức đánh bạc có thể bị truy tố về tội “Tổ chức đánh bạc” theo quy định tại Điều 322 Bộ Luật Hình Sự.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vừa tổ chức đánh bạc vừa đánh bạc xử lý thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, kế toán giải thể công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, xin mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc bị xử lý thế nào?

Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tổ chức đánh bạc thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên bị phạt thế nào?

Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Đánh bạc từ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự?

Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm