Vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân hiện nay. Theo đó, tình trạng vi phạm giao thông diễn ra phổ biến. Mức phạt khi vi phạm giao thông ngày càng gia tăng, nhất là khi nghị định 100/NĐ-CP ban hành quy định nhiều khung xử phạt. Xoay quanh vấn đề này, luật sư X nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc từ quý khách. Cụ thể câu hỏi của bạn Nguyễn Minh T như sau:
” Chào Luật Sư X, Luật sư cho tôi hỏi: Khi tôi vượt đèn vàng có bị coi là vi phạm giao thông không? Nếu có, thì khi vượt đèn vàng tôi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Rất mong Luật Sư X giải đáp”
Căn cứ pháp lý
Vượt đèn vàng có bị phạt vi phạm giao thông không?
Không phải trường hợp nào bạn vượt đèn vàng cũng bị coi là vi phạm giao thông.
Bạn chỉ bị xác định vi phạm lỗi này. Nếu không chấp hành đèn tín hiệu giao thông theo Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về hệ thống báo hiệu đường bộ. Cụ thể:
Trường hợp 1: Tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Trường hợp 2: Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Trường hợp 3: Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ; hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe, nhường đường. Nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển.
Vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi bạn vi phạm lỗi vượt đèn vàng . Bạn sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ . Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Xe máy vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu?
Khi bạn đi xe máy vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1 triệu đồng. Đồng thời, bạn còn bị tước bằng lái xe 1-3 tháng. Từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Cùng lỗi này theo Nghị định cũ (Nghị định 46 năm 2016) thì mức phạt chỉ là 300.000 – 400.000 đồng.
Ô tô vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền?
Nếu bạn điề khiển ô tô vượt đèn vàng, sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bạn con bị tước bằng lái 01 – 03 tháng. Mức phạt cũ theo Nghị định 46 chỉ là 1,2 đến 2 triệu đồng.
Máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền?
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng).
Thời gian thu giấy tờ trên là từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn .
Tóm lại
Đối với lỗi vi phạm giao thông vượt đèn vàng. Mức phạt mới tăng gấp 2-2,5 lần so với mức phạt cũ và có thể áp dụng hình phạt bổ sung tước bằng lái từ 1-3 tháng. Mức phạt giao động từ 600 đến 5 triệu đồng tùy từng trường hợp cụ thể.
Thông tin trên của luật sư X đã giải đáp câu hỏi thắc mắc: vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền không? cho nhiều người dân hiện nay. Hành vi phạm vượt đèn đỏ, đèn vàng là lỗi vi phạm an toàn giao thông rất nguy hiểm, có thể dẫn tới những tai nạn kinh hoàng. Vì vậy để không bị xử phạt lỗi này, bạn cần chú ý các tín hiệu nêu trên.
Mời bạn xem thêm bài viết: Vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền ?
Câu hỏi thường gặp
Khi đè lên vạch kẻ bạn sẽ bị xử phạt với các mức phạt tương ứng với phương tiện bạn điều khiển như sau:
a) Đối với ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
b) Đối với xe mô tô, xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
c) Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: 100.000 – 200.000 đồng.
d) Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.
Mức phạt với việc vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại di động cũng là điểm đáng chú ý của Nghị định 100. Cụ thể, khi bạn dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng. Ở Nghị định 46, mức phạt với lỗi này là 600 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng.
Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Thông tin liên hệ
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết; nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102