Sinh ra nhưng cơ thể lại không đúng theo giới tính vốn có của mình là một sự thiệt thòi rất lớn. Tuy nhiên, khoa học phát triển hiện đại, tạo điều kiện cho mọi người có thể trở về vởi bản chất và giới tình thật của mình. Vậy, quy định thì việc xác định lại giới tính là như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các trường hợp xác định lại giới tính
Việc xác định lại giới tính không phải được thực hiện một cách bừa bãi mà phải có căn cứ rõ ràng việc xác định giới tính mới được giải quyết. Pháp luật dân sự quy định xác định giới tính là quyền của cá nhân trong hai trường hợp:
- Giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh: Việc bị khuyết tật giới tính bẩm sinh là điều không ai muốn. Bởi vậy mà pháp luật tạo điều kiện trong trường hợp này. Các tiêu chuẩn y tế xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính gồm: Nam lưỡng giới giả nữ; Nữ lưỡng giới giả nam; Lưỡng giới thật; Nhiễm sắc thể giới tính có thể giống ba trường hợp nêu trên nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt hoá hoàn toàn; không thể xác định chính xác là nam hay nữ.
- Giới tính chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính: Rất nhiều người lựa chọn sự can thiệp của y học để có thể trở về với giới tính thật của bản thân.
Lưu ý: Việc xác định lại giới tính phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết như đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định, quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định
Các hành vi xác định giới tính bị cấm:
Các hành vi sau sẽ bị cấm khi xác định lại giới tính:
- Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế; Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Liên quan đến vấn đề về sức khỏe cũng như các vấn đề khác; việc xác định lại giới tính phải được thực hiện tại cơ sở được cấp phép và đảm bảo sự an toàn của người có nhu cầu xác định lại giới tính.
- Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác. Bí mật thông tin cá nhân được pháp luật bảo vệ. Bởi vậy, hành vi tiết lộ việc xác định lại giới tính của người khác là hành vi xâm phạm quyền riêng tư.
- Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính: Họ được trở về với giới tính thật của bản thân thì kể cả khi đã xác định; chưa thì cũng nên được tôn trọng và không được có sự kì thịt và phân biệt với họ.
Như vậy, có thể thấy việc xác định lại giới tính không phải cứ thích là sẽ thực hiện được; mà cần phải đúng theo những quy định của pháp luật. Do đó, mà pháp luật đã quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấp.
Hình thức xử phạt
Đã là hành vi vi phạm thì phải có biện pháp xử phạt. Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 176/2013/NĐ-CP thì vi phạm các điều cấm như trên sẽ có mức xử phạt cao nhất đến 40 triệu đồng. Bên cạnh đó phải thực hiện xin lỗi người bị phân biệt; bị tiết lộ thông tin.
Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;
- Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính;
- Thực hiện xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.
Thủ tục xác định lại giới tính
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ gồm có:
- Đơn xin đề nghị theo mẫu. Trường hợp người hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ; người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ; người giám hộ của người đó.
- Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu; hộ chiếu.
Bước 2. Gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính
Bước 3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ; cơ sở khám bệnh; chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Mời bạn đọc xem thêm
- Trường hợp nào xác định lại giới tính của một người?
- Thủ tục thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Xác định lại giới tính là như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Các cơ sở được phép can thiệp xác định lại giới tính gồm:
Bộ Y tế cho biết có 03 cơ sở y tế có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận y tế là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Bệnh viện Nhi đồng 2 ; Bệnh viện Nhi Trung ương. Ngay sau khi thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại rõ hơn giới tính cho một người, có sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ phải cấp giấy chứng nhận y tế cho cho người đã được xác định lại cụ thể giới tính theo mẫu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chuyển đổi giới tính là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa; dùng để thay đổi giới tính của một người; trong đó bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý; phẫu thuật chuyển giới; tiêm hoóc-môn; phẫu thuật chỉnh hình;… Khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ người chuyển giới; dùng để chỉ những người có cảm nhận giới tính khác với giới tính của cơ thể (giới tính sinh học) của mình; bất kể rằng người này có thực hiện chuyển đổi giới tính hay không.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính; bổ sung hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước là người chuyển đổi giới tính.