Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong tư pháp quốc tế

bởi NguyenDucThuan
thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

Tố tụng dân sự quốc tế là vấn đề quan trọng khi nghiên cứu tư pháp quốc tế nói chung. Trong đó, các quy định về Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là vấn đề có ý nghĩa pháp lí đặc biệt. Vậy, quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lí

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là gì?

Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là việc xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây là giai đoạn khởi điểm của tố tụng dân sự quốc tế. Khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh, vấn đề pháp lý đầu tiên được đặt ra là cần xác định vụ việc đó thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc gia nào.

Do tính chất vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài luôn liên quan đến nhiều bên, nên một vụ việc có thể thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan tư pháp của nhiều nước. Vấn đề này gọi là xung đột thẩm quyền. Để xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trước hết cần giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử.

Xung đột thẩm quyền xét xử

Xung đột thẩm quyền là trường hợp trong một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; cơ quan tài phán của hai hay nhiều nước đều có thể có thẩm quyền giải quyết.

Trong hầu hết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi phát sinh đều đặt ra hai vấn đề pháp lý cần giải quyết. Đó là vấn đề xung đột về thẩm quyền xét xử và xung đột pháp luật.

Giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử là việc xác định một tòa án của một quốc gia cụ thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trong số hai hay nhiều tòa án của nhiều quốc gia có liên quan.

Việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là vấn đề thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia đều có chủ quyền xác định thẩm quyền của hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm cả tòa án nước mình. Đối với các vụ việc trong nước; tòa án luôn có thẩm quyền tuyệt đối. Nhưng các vụ việc có tính chất quốc tế, thẩm quyền xét xử không còn mang tính tuyệt đối. Do đó một vụ việc có thể thuộc thẩm quyền tài phán của tòa án nhiều nước khác nhau.

Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án quốc gia

Quy định chung

Xác định thẩm quyền xét xử quốc tế là xác định thẩm quyền của tòa án một nước khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Cụ thể, để xác định thẩm quyền của mình, khi thụ lí đơn kiện, tòa án thường căn cứ vào hai cơ sở sau:

  • Tòa án có thể căn cứ vào các quy định trong điều ước quốc tế như các hiệp định tương trợ tư pháp về các quan hệ dân sự; hôn nhân gia đình; hiệp định thương mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư;…để xác định thẩm quyền.
  • Trong trường hợp không có điều ước quốc tế về xác định thẩm quyền hoặc có điều ước quốc tế mà không có quy định về thẩm quyền thì tòa án Việt Nam sẽ căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền trong hệ thống các văn bản pháp luật trong nước để xem xét thẩm quyền của mình.

Khoản 3 điều 2 BLTTDS 2015 quy định:

Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế

Nguyên tắc chung

Các quy định về thẩm quyền của tòa án chủ yếu nằm trong các hiệp định tương trợ tư pháp song phương về các quan hệ dân sự; hôn nhân gia đình giữa Việt Nam và các nước.

Trong trường hợp xung đột về thẩm quyền xét xử; nếu tòa án cả hai nước đều có thẩm quyền đối với cùng một vụ việc; thì tòa án nào thụ lí đơn kiện trước sẽ có thẩm quyền giải quyết; tòa án nhận đơn sau sẽ phải trả lại đơn kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết.

Bên cạnh các Hiệp định tương trợ tư pháp, các quy định về xác định thẩm quyền xét xử quốc tế còn nằm ở một số hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi; hiệp định thương mại song phương; hiệp đình khuyến khích và bảo hộ đầu tư;..giữa Việt Nam và các nước hữu quan.

Xác định thẩm quyền trong trường hợp cụ thể

Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án trong các hiệp định được quy định như sau:

  • Vụ việc liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng: tòa án được xác định là tòa án nước vợ chồng có quốc tịch chung; tòa án nơi thường trú chung; nơi thường trú của một trong các bên.
  • Vụ việc ly hôn và hủy hôn nhân trái pháp luật: tòa án được xác định là tòa án nước vợ chồng có quốc tịch chung; tòa án nơi thường trú chung; nơi thường trú của một trong các bên.
  • Vụ việc về cấp dưỡng nuôi con: tòa án nơi thường trú của nguyên đơn sẽ có thẩm quyền giải quyết.
  • Vụ việc về thừa kế: dựa trên dấu hiệu quốc tịch hoặc nơi thường trú của người để lại di sản thừa kế; hoặc tòa án nơi có bất động sản.
  • Quan hệ nghĩa vụ hợp đồng: dấu hiệu nơi bị đơn thường trú hoặc nơi bị đơn có trụ sở; hoặc tòa án của bên kí kết nơi nguyên đơn thường trú/có trụ sở nếu trên lãnh thổ của nước này có đối tượng tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn.
  • Vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: tòa án bên kí nơi nơi xảy ra hành bi gây thiệt hại và nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi; tòa án nơi bị đơn thường trú/có trụ sở; nơi có tài sản của bị đơn; …
  • Tranh chấp liên quan đến bất động sản: tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
  • Tranh chấp về lao động: tòa án của bên kí kết nơi công việc đang, đã hoặc cần được thực hiên.

Xác định thẩm quyền của tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam

BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại điều 469 về thẩm quyền chung; và điều 470 về thẩm quyền riêng biệt. BLTTDS cũng quy định về các trường hợp không thay đổi thẩm quyền của tòa án tại điều 471…

Thẩm quyền chung

Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

  • Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam; hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam; đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
  • Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam; hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam; đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam; nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Thẩm quyền riêng

Những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch; nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam; hoặc điều ước quốc tế và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Những việc dân sự đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều 471;

b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích; đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam…

d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ; công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong tư pháp quốc tế”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?

Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam; nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam; nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Các biện pháp bảo vệ quyền của đương sự trong tư pháp quốc tế

Đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xung đột thẩm quyền là gì?

Xung đột thẩm quyền là trường hợp trong một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; cơ quan tài phán của hai hay nhiều nước đều có thể có thẩm quyền giải quyết.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm