Xây nhà trên đất có mộ có bị phạt hay không?

bởi Ngọc Gấm
Xây nhà trên đất có mộ có bị phạt hay không?

Chào Luật sư, vì muốn ba tôi sau khi mất ở gần con cháu, gia đình tôi đã xây dựngnhaf gần mộ của ba để tiện bề lau dọn, thắp hương cho ba, tuy nhiên nhiều người nói với tôi rằng không được xây dựng nhà trên đất mộ. Luật sư có thể cho tôi biết về việc xây nhà trên đất có mộ có bị phạt hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại miền Tây Việt Nam, vì muốn người thân sau khi mất gần gủi hơn với gia đình, đã có rất nhiều người mạnh dạng xây nhà trên đất có mồ mã. Điều này làm nổi lên một câu hỏi đặt ra là liệu hành vi xây nhà trên đất có mồ mả liệu có phải là hành vi vi phạm pháp luật do sử dụng đất sai mục đích. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì việc xây nhà trên đất có mộ có bị phạt hay không?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc xây nhà trên đất có mộ có bị phạt hay không?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Đất mồ mả là gì?

Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ta biết được dất nghĩa trang như sau:

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.

Quy định về đất xây dựng mồ mả tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

– Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học; công nghệ; ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa; cảng hàng hải; hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ; và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

Quy định về việc nhà nước giao đất xây dựng mồ mả như thế nào?

Theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định về việc giao đất không thu tiền sử dụng đất như sau:
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

– Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;

Theo quy định tại Điều 55 Luật Đất đai 2013 quy định về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

– Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

Xây nhà trên đất có mộ có bị phạt hay không?
Xây nhà trên đất có mộ có bị phạt hay không?

Thời gian sử dụng đất xây dựng mồ mả tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2013 quy định về đất sử dụng ổn định lâu dài như sau:
Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:

– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

– Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;

– Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

– Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;

– Đất tín ngưỡng;

– Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

– Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.

Xây nhà trên đất có mộ có bị phạt hay không?

Theo quy định tại Điều 162 Luật Đất đai 2013 quy định về việc đất làm nghĩa trang, nghĩa địa như sau:

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.

– Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được không được xây dựng nhà trên đất có mộ, tuy nhiên do hiện nay chưa có quy định xử phạt, do vướng nhiều ý kiến tranh cải nên hiện nay mặt dù nghiêm cấm các hành vi trên nhưng người dân có nhà xây dựng trên đất mộ vẫn chưa bị xử phạt.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Xây nhà trên đất có mộ có bị phạt hay không?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ chia thừa kế nhà đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về chôn cất mồ mả tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng như sau:
– Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp đặc điểm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo.
– Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
– Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
– Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.
– Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.

Có được yêu cầu di dời mồ mả trên đất của mình?

sau:
– Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:
+ Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
– Các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:
+ Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;
+ Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
+ Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được chủ đất được quyền yêu cầu con cháu của chủ ngôi mộ di dời mồ mả trên đất của mình.

Có được tự ý di dời mộ của người khác hay không?

Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:
– Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
Vì động cơ đê hèn;
Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Như vậy bạn không được yự ý di dời mộ của người khác khi chưa được sự cho phép của con cháu họ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm