Hiện nay, tình trạng việc chúng ta di chuyển tham gia giao thông thường; bắt gặp tình trạng các phương tiện xe điều khiển đi ngược chiều; và bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện xử lý phạt hành chính. Theo đó, khách hàng quan tâm về lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?
Ngoài ra việc đi ngược chiều đường được hiểu như thế nào?; Lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?; Ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu?; Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu? Và Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu 2022; Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp luật
Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Đi ngược chiều là việc mà người điều khiển phương tiện giao thông; đi ngược lại chiều của đoạn đường 1 chiều hoặc là đi ngược chiều; tại nơi có biển là “cấm đi ngược chiều”, theo đó hành vi này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật; và tùy thuộc vào loại phương tiện điều khiển; và một số tình tiết liên quan sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Thế nào là đi ngược chiều?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi ngược chiều; được xác định khi bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đi ngược chiều của đường một chiều.
- Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Với trường hợp đường một chiều tức là đoạn đường các phương tiện; khi tham gia giao thông chỉ được phép đi một chiều, không được đi chiều ngược lại, nếu muốn quay lại; thì phải đi đường khác, là đoạn đường không có dải phân cách. Các đoạn đường một chiều ở quận Hoàn Kiếm; như: Đường một chiều Hàng Đào -> Hàng Ngang -> Hàng Đường -> Chợ Đồng Xuân -> Hàng Giấy đến Bốt Hàng Đậu.
Trường hợp thứ hai: đường có biển “Cấm đi ngược chiều” là đường có dải phân cách; chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy, các phương tiện phải đi đúng chiều; của mình, biển báo “Cấm đi ngược chiều” được đặt ở 2 chiều xe chạy.
Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc; khi chạy xe trên đường là chạy xe về phía bên tay phải; theo chiều đi của mình, nếu đi về phía bên tay trái tức là bạn đang đi ngược chiều; nhưng khi bị CSGT bắt phạt, lỗi mà bạn vi phạm là lỗi điều khiển xe không đi bên phải; theo chiều đi của mình chứ không phải là lỗi đi ngược chiều.
Mức phạt của lỗi điều khiển xe mô tô, xe máy không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều; hoặc làn ngược chiều) là từ 400 – 600 nghìn đồng, nếu thực hiện hành vi; mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Biển báo cấm đi ngược chiều
Biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe; (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.
Biển cấm đi ngược chiều có số hiệu là: P.102
Mô tả biển cấm đi ngược chiều
Biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông; hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có gạch ngang to màu trắng.
Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu?
Đối với mô tô, xe gắn máy bao gồm xe máy điện; và các loại xe tương tự khác như xe mô tô và xe gắn máy. Thì mức xử phạt là:
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng nếu người điều khiển phương tiện giao thông; thực hiện hành vi đi ngược với chiều của đường một chiều; hoặc đi xe ngược chiều ở đoạn, tuyến đường đặt biển;
- “ Cấm đi ngược chiều” trừ các xe ưu tiên mà đi làm nhiệm vụ (khoản 5 điều 6). Đồng thời bị tước về quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng; (điểm b khoản 10 điều 6)
- Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng – 5 triệu đồng; nếu người điều khiển xe đi ngược với chiều của đường một chiều; hoặc đi xe ngược chiều ở đoạn, tuyến đường đặt biển “ Cấm đi ngược chiều”; mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 điều 6). Và bị giữ giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (điểm c khoản 10 điều 6)
Lỗi Ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu?
Theo điểm c khoản 5 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe; thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…] c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đườn; có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8; Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”
Như vậy đối với lỗi này thì người điều khiển phương tiện ô tô; và các loại xe mà tương tự xe ô tô sẽ bị xử phạt cụ thể là từ 3 triệu đồng – 5 triệu đồng. Không chỉ bị xử phạt với mức phạt tiền đó, người này còn; bị tước quyền sử dụng về giấy phép lái xe là từ 2 – 4 tháng (điểm c khoản 11, điều 5)
- Nếu người điều khiển xe đi ngược với chiều của đường một chiều; hoặc đi xe ngược chiều ở đoạn, tuyến đường đặt biển “ Cấm đi ngược chiều”; mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 triệu – 12 triệu; ( điểm a khoản 7 điều 5).
- Cùng với áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe; từ 2 đến 4 tháng ( điểm c khoản 11 điều 5)
- Nếu người điều khiển xe đi ngược với chiều của đường một chiều; hoặc đi xe ngược chiều ở đoạn đường cao tốc hay hành vi lùi xe tại đường cao tốc; trừ trường hợp có các xe mà đi làm nhiệm vụ khẩn cấp thì bị xử phạt từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; (điểm a khoản 5 điều 5).
- Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là từ 5 – 7 tháng; ( đ khoản 11 điều 5).
Đi xe trên vỉa hè ngược chiều bị phạt bao nhiêu?
Theo Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019 được bổ sung thêm; ở Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; quy định điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố; để vào nhà thì bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Tuy nhiên trên vỉa hè không có biển báo cấm đi ngược chiều, do đó; khi đi ngược chiều trên vỉa hè bạn chỉ bị xử phạt lỗi đi xe trên hè phố chứ không bị phạt lỗi đi ngược chiều.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy phép bay flycam tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Đối với máy kéo: có thể bị tạm giữ xe để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm
Đối với ô tô, xe máy: bị tạm giữ xe trong trường hợp: để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt (nếu chỉ bị phạt tiền) ; và khi tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được các giấy tờ cần thiết (bằng lái, đăng ký xe máy, bảo hiểm ô tô…)
Thời hạn tạm giữ: 07 ngày, có thể kéo dài tối đa 30 ngày.
Trong quá trình tham gia giao thông; nếu bị cảnh sát giao thông mời mời vào xử phạt sai quy định; nếu bạn có căn cứ cho rằng mình không vi phạm thì có thể tiến hành giải trình.
Tuy nhiên; nếu do khó khăn trong quá trình chứng minh, hoặc cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết xử phạt. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt; sau đó tiến hành thủ tục khiếu nại ,khởi kiện để xem xét lại quyết định đó; lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo. Sau khi bị xử phạt vi phạm giao thông sai bạn có 2 lựa chọn; tiến hành khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông; hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.
Để rút ngắn một đoạn đường đi mà những người đi ngược chiều trên đường đã cố tình đặt mình và các phương tiện giao thông khác vào tình thế nguy hiểm, đặc biệt trên các tuyến đường được lưu thông với tốc độ cao.
Khi có phương tiện khác bất ngờ xuất hiện trên đường một chiều, lái xe rất khó xử lý và phản ứng với tình huống bất ngờ xảy ra, dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông.
Hiện nay, biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.