“Xin chào luật sư. Tôi muốn lắp thêm đèn trợ sáng cho xe máy của mình. Theo quy định pháp luật hiện nay, xe máy lắp thêm đèn trợ sáng có bị phạt không theo quy định? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Xe máy lắp thêm đèn trợ sáng có bị phạt không?
Khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định như sau:
Nghiêm cấm hành vi “Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.“
Theo đó, việc lắp đặt, sử dụng đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất với từng loại xe cơ giới bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu chủ xe vi phạm quy định này, sẽ phải chịu các mức xử phạt hành chính theo quy định.
Mức phạt lỗi lắp thêm đèn trợ sáng cho xe
Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu chủ phương tiện cố tình lắp đặt thêm đèn xe khác với thiết kế của nhà sản xuất sẽ bị phạt như sau:
Đối với xe máy:
Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
“…
e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
…
h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.“
Theo đó, nếu lắp đèn trợ sáng không đúng tiêu chuẩn thiết kế sẽ bị phạt tiền đến 200.000 đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau.
Đối với ô tô:
Việc tự lắp thêm đèn trợ sáng cho ô tô sẽ bị xử phạt vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện tham gia giao thông được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;”
Như vậy, lắp đèn trợ sáng tại các vị trí phí trước, phía sau, trên nóc, các bên thành xe ô tô sẽ bị phạt tối đa đến 01 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô trong trường hợp này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (căn cứ điểm a khoản 6 Điều này).
Lắp đèn trợ sáng không bật có bị phạt không?
Việc lắp đặt và sử dụng đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Việc tiến hành tìm hiểu lắp đèn trợ sáng không bật có bị phạt không sẽ giúp chủ xe nâng cao nhận thức của chính mình, qua đó tránh các hành vi vi phạm pháp luật không đáng có. Với những thông tin bên trên chắc hẳn bạn đã biết được đáp án phải không? Thực tế, ngay cả khi không bật nhưng bạn đã tự ý thay đổi đèn xe không đúng với thiết kế tiêu chuẩn ban đầu đều sẽ bị xử phạt.
Ngoài việc phạt tiền khi tự lắp đèn trợ sáng cho xe máy tham gia giao thông thì có bị xử phạt bổ sung không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
…
- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bị tịch thu còi;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.”
Như vậy, đối với hành vi khi tự lắp đèn trợ sáng cho xe máy tham gia giao thông thì không bị xử phạt bổ sung gì thêm. Trừ khi bạn sử dụng đèn xe của mình không đúng cách gây tai nạn giao thông thì sẽ bị liên quan đến những vấn đề về hình sự nữa.
Có thể bạn quan tâm
- Mức phạt lỗi đỗ xe trước cổng cơ quan Nghị định 100
- Lỗi đỗ xe nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe đối với xe ô tô
- Lỗi đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ đối với xe ô tô
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xe máy lắp thêm đèn trợ sáng có bị phạt không theo quy định?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty trọn gói; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định trong điểm b khoản 1 điều 17 của Nghị định 100 mức phạt tiền sẽ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: xe không gắn biển số đúng quy định. Biển số xe bị che lấp, bị hỏng, không rõ chữ số. Ngoài ra, việc sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của biển số cũng vi phạm quy định của pháp luật.
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc tạm giữ phương tiện sẽ được áp dụng khi người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe và không áp dụng đối với trường hợp người điều khiển xe máy không mang theo giấy phép lái xe.
– Điều khiển xe có liên quan đến trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị tạn;
– Đi vào khu vực cấm, đường cấm đối với xe máy, xe ô tô;
– Không nhường đường hoặc gây cản trợ xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
– Vượt đèn đỏ,không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông;
– Không thực hiện theo hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông;
– Đi ngược chiều, đi vào đường một chiều;
– Chạy quá tốc độ;
– Đi xe vào sai làn đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc…;
– Điều khiển xe lạng lách đánh võng, bốc đầu xe, đua xe;
– Điều khiển xe khi uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,chất ma túy, chống người thi hành công vụ…