Xe thương binh là những “tổ lái” giữa lòng thủ đô

bởi Luật Sư X
Xe thương binh là những "tổ lái" giữa lòng thủ đô

Hiện nay tại Hà Nội, tôi thấy nhiều xe 3 bánh, xe thương binh chạy ẩu, chở hàng hóa cồng kềnh, không tuân thủ luật giao thông nhưng rất ít khi bị CSGT xử lý. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng Nhà nước có quy định về những xe loại này hay không? Có bị cấm sử dụng từ năm 2008 hay vẫn cho sử dụng?

Căn cứ:

  • Nghị quyết 32/2007/NĐ-CP
  • Nghị quyết 05/2008/NĐ-CP
  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Thông tư 46/2015/TT-BGTVT 

Nội dung tư vấn

Hành vi vi phạm của các phương tiện này được xác định chủ yếu là các lỗi như: quá khổ, chở hàng cồng kềnh; tự ý thay đổi kích thước cấu tạo, tự sản xuất lắp ráp; không có đăng ký xe; đi vào đường cấm hay nói một cách văn vẻ bằng ngôn ngữ trong ngành đua xe những chiếc xe thương binh là những “tổ lái”. Hình ảnh những “tổ lái” đã không còn xa lạ đối với người dân thủ đô, gây ra không ít khó khăn cho những người tham gia giao thông cùng chiều. Mà trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp xảy ra tai nạn đáng tiếc.

1. Hành vi sử dụng xe thương binh tham gia giao thông

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đã cấm tất cả các loại xe tự chế, xe không đảm bảo chất lượng tham gia giao thông, trừ một số xe không có động cơ, xe giành cho người khuyết tật. Cụ thể được quy định tại các văn bản sau:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ về hành vi cấm như sau:

Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.”

Nghị quyết 05/2008/NĐ-CP quy định tại mục 4 như sau:

“Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy định cấm lưu hành đối với các loại xe cơ giới ba bánh hiện có đang lưu hành (kể cả xe cơ giới ba bánh nhập khẩu) trong nội thành, nội thị và các quốc lộ (trừ xe xích lô phục vụ du lịch, xe thu gom rác thải phục vụ vệ sinh môi trường, xe làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật); quy định các khu vực khác và thời gian được phép lưu hành của xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.”

Nghị quyết 32/2007/NĐ-CP quy định tại Mục 2:

“Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ;” 

Như vậy, các xe tự chế đã bị cấm hoàn toàn từ ngày 1/1/2008 nên việc sử dụng các xe tự chế là hoàn toàn bị cấm và vi phạm pháp luật. Đối với các xe thương binh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép thì được sử dụng vào mục đích vận tải khi đã đăng ký và có đủ điều kiện. Đây là một chính sách xã hội nhằm tạo nguồn thu nhập cho các thương, bệnh binh đảm bảo và ổn định cuộc sống. 

2. Xử lý vi phạm

Như vậy, đối với những hành vi sử dụng xe thương binh để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, vượt quá trọng tải sẽ bị xử lí theo quy định tại Điều 9 46/2015/TT-BGTVT :

Điều 9: Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ

1. Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

2. Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

a) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;

b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

c) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container)

Về hành vi đi ngược chiều thì sẽ bị xử phạt theo Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP 

Điều 6 quy định về Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định như sau:

“Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

“…

i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông” (Khoản 4)

…”

Việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của người điều khiển xe thương binh đem lại sự an toàn cho những người cùng tham gia giao thông cũng như giải quyết phần nào văn hóa giao thông nói chung và tinh thần cao đẹp của người bộ đội cụ Hồ thời hồi tàn chiến tranh nói riêng.

Hi vọng bài viết có ích cho độc giả!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Xe thương binh là những “tổ lái” giữa lòng thủ đô. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm