Bạn đang có ý định kinh doanh sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên quan? Bạn muốn Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không biết thủ tục như thế nào? Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi ở đâu? Có cần đáp ứng điều kiện gì không? Đừng lo, Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp nhưng trăn trở này ngay sau đây.
Cơ sở pháp lý
Thức ăn chăn nuôi là gì? Có mấy loại thức ăn chăn nuôi?
Theo quy định tại Luật chăn nuôi 2018
– Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống
– Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
– Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
– Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
– Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là giấy mà cơ quan nhà nước cấp cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất thức ăn chăn nuôi khi đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là cơ sở thực hiện một hoặc toàn bộ hoạt động chế biến, gia công thức ăn chăn nuôi.
Tại sao phải thực hiện xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
– Theo quy định tại Luật Chăn nuôi, khi một cơ sở muốn tiến hành sản xuất thức ăn chăn nuôi thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước chuyên trách về nông nghiệp cấp. Trừ trường hợp không thuộc đối tương phải xin giấy chứng nhận.
– Mặt khác cũng theo quy định tại Nghị định 14/2021/NĐ-CP có quy định mức xử phạt đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức xử phạt tử 30.000.000đ đến 35.000.000đ. Ngoài hình thức xử phạt tren thì sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi những sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã bán ra trên thị trường.
Trường hợp khi sản xuất thức ăn chăn nuôi không phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
– Theo quy định tại Nghị định 13/2020/NĐ-CP thỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi không áp dụng đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sau: Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh
– Tuy nhiên khi các cơ sở này sản xuất thức ăn chăn nuôi thì phải đáp ứng một số các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều 38 của Luật chăn nuôi, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ.
+ Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại
+ Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo
+ Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp
+ Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi
+ Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định
+ Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất
+ Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
+ Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, đối với những tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng ở trên thì khi sản xuất thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Điều kiện để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Theo quy định tại Luật Chăn nuôi, tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại
– Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo
– Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
– Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp
– Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất.
– Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
– Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
– Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
– Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
– Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quy trình xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Theo quy định tại Nghị định 13/2020/NĐ-CP thành phần hồ sơ gồm có
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 01.TACN
– Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo Mẫu số 02.TACN
– Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo Mẫu số 03.TACN
– Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.
– Sơ đồ mặt bằng của cơ sở sản xuất
– Hợp đồng thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất (Trong trường hợp cơ sở không có phòng thử nghiệm)
– Bằng cấp, giấy tờ liên quan đối với người phụ trách kỹ thuật
– Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
-Cục Chăn nuôi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu;
– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ những cơ sở thuộc thẩm quyền của Cục chăn nuôi
Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
– Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định
+ Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong trường hợp từ chối thì phải nêu lý do từ chối bằng văn bản
– Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ; trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, trường hợp từ chối thì phải nêu lý do từ chối bằng văn bản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Các mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng
- Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Khai báo hải quan khi nhập cảnh
- Các quy định của pháp luật về kiểm tra hải quan
- Kiểm tra hồ sơ hải quan được quy định ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi ở đâu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, trích lục đăng ký kết hôn online, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, làm thủ tục đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử bản sao; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập cty ; thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Luât chăn nuôi thì cá nhân sẽ không là chủ thể để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đảm bảo về mặt pháp lý thì bạn cần phải thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty để tiến hành xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Mặt khác cũng tại tờ đơn đăng ký thì cũng có thể hiện thông tin về tên cơ sở và Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
Theo quy định tại Luật chăn nuôi và nghị định 13/2020/NĐ-CP không có quy định về hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thưc ăn chăn nuôi chỉ hết hiệu lực trong các trường hợp bị thu hồi và hộ kinh doanh, doanh nghiệp bị giải thể, chấm dứt hoạt động.
Theo quy định tại Luật chăn nuôi, cơ quan nhà nước chỉ lập đoàn thẩm định đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung trước khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ. Sau khi thẩm định nội dung hồ sơ trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Trong trường hợp xuống thẩm định cơ sở mà cơ sở chưa đáp ứng thì cơ sở sẽ phải làm cam kết trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế