Thủ tục xin giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

bởi Vudinhha
Thủ tục xin giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hiện nay, nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe đang tăng mạnh. Từ đó, kéo theo nhu cầu cung cấp các dịch vụ liên quan về lĩnh vực này ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để có thể thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cần phải đáp ứng rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, khoa, phòng ban,… theo quy định của pháp luật. Cùng Luật sư X tìm hiểu thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật khám chữa bệnh 2009
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  • Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác (trừ Bộ Quốc phòng).
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, Chữa bệnh; Người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện tư nhân và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;
  • Bản sao hợp lệ hợp đồng bệnh viện người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;
  • Danh mục mục chuyên môn, kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh:

  • Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện;
  • Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không.

Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên

Bước 2: Gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Địa điểm nộp hồ sơ: Bộ Y tế; Bộ Quốc phòng; Sở Y tế.

Bước 3: Nhận kết quả

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

–  Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ ta thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;
  • Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung, sửa đổi theo đúng nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
  • Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động; Nếu cấp không cấp, cấp lại, điều chỉnh thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
  • Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động.

Hi vọng bài viết Thủ tục xin giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ích với độc giả.

Liên hệ với chúng tôi khi bạn có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ pháp lý: 0833 102 102

Câu hỏi liên quan

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” answer-0=”Theo quy định tại Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, thì điều kiện cấp giấy phép hoạt động bao gồm: Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn; Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” answer-1=”- Đối tượng 1: Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác thì Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Đồng thời, thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động. – Đối tượng 2: Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn (trừ đối tượng 1 và đối tượng 3) thì Giám đốc Sở Y tế có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Đồng thời, thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động. – Đối tượng 3: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam” answer-2=”- Thứ nhất về điều kiện trình độ bằng cấp: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải có một trong những văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam hoặc giấy chứng nhận là lương y, là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Hoặc có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. – Thứ hai về điều kiện sức khỏe: Người được cấp giấy chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. – Thứ ba Không thuộc trường hợp như sau :đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm