Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Đi vào đường cấm là hành vi vi phạm pháp luật. Biển báo đường một chiều mà xe cộ vẫn cố tình đi vào đường đó thì đó chắc chắn là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây cản trợ giao thông, gây tai nạn giao thông. Theo nguyên tắc, khi tham gia giao thông thì người tham gia phải thực hiện tuân thủ các biển báo chỉ đường, đèn tín hiệu, người điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể thì tại Điều 9 Luật giao thông đường bộ có quy định như sau:Điều 9. Quy tắc chung
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Như vậy, việc không tuân thủ các biển báo đi vào đường cấm là hành vi vi phạm quy tắc giao thông và sẽ bị xử phạt theo quy định. 2. Mức xử phạt. Có sự khác nhau khi phương tiện vi phạm khác nhau. Tùy phương tiện vi phạm mà người tham gia giao thông điều khiển sẽ phải chịu các mức phạt khác nhau đối với lỗi vi phạm đi vào đường cấm.Cụ thể được quy đinh như sau: Thứ nhất, Đối với xe ô tô: Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
…
Như vậy, với việc ô tô thực hiện hành vi đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Thì sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000-1.200.000 đồng. Thứ hai, Đối với xe mô tô: Điểm i Khoản 4 Điều 6 có quy định như sau: Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ …4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
Như vậy, với việc xe máy có hành vi đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. thì sẽ bị xử phạt từ 300.000-400.000 đồng Bên cạnh đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng có mức xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm giao thông đường bộ. Mức xử phạt tiền từ 200.000-400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01-03 tháng. Nếu hành vi vi phạm đó gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. Hy vọng bài viết có ích cho bạn!