Xử phạt tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

bởi Hoàng Yến
Xử phạt tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Ma túy là tệ nạn gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe và là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm hình sự. Với hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ phải chịu sự trừng trị của hệ thống tư pháp. Sau đây, bài viết “Xử phạt tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy” của LSX nhằm giúp quý đọc giả hiểu rõ quy định về khung hình phạt để không phải vi phạm đồng thời cũng có mức xử phạt với đối tượng che giấu tội phạm. Hy vọng bài viết thật sự hữu ích!

Căn cứ pháp lý

Quy định tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác buộc họ sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ. Tội phạm xâm phạm quyền tự do và sức khỏe của con người, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và lan truyền tệ nạn nghiện ma túy.

Hành vi này biểu hiện như đe dọa, khống chế, ép buộc, giữ tay chân để cho chất ma túy vào miệng, mũi, tiêm chích chất ma túy vào cơ thể… trái với ý muốn của nạn nhân. Ngoài ra, hành vi đánh lừa như cho vào thuốc lá, cho vào kẹo, cà phê… để người khác không biết mà sử dụng chất ma túy dẫn đến nghiện ma túy, thì người có hành vi đó phạm tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người khác có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Xử phạt tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Các hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm trực tiếp đến các quy định của pháp luật và Nhà nước về hoạt động quản lý, sử dụng các chất ma túy và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người bị lôi kéo và những người xung quanh.

Khi xác định được cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ là căn cứ đánh giá mức độ phạm tội, mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến trật tự xã hội cũng như xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của con người. Do đó sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật với các khung hình phạt theo quy định dưới đây:

Căn cứ vào Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy, người có hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt sau đây:

– Khung hình phạt 1: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

+ Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

+ Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Đối với người đang cai nghiện;

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

+ Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

+ Đối với người dưới 13 tuổi.

– Khung hình phạt 4: Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Xử phạt tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Xử phạt tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Hành vi che giấu người phạm tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tội che giấu tội phạm là hành vi của người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật Hình sự quy định.

Căn cứ vào Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội che giấu tội phạm như sau:

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;

e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;

g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;

i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;

k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định nội dung che giấu tội phạm như sau:

Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Như vậy, trừ những người tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 nêu trên thì người nào không hứa hẹn trước mà che giấu người phạm tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Khung hình phạt đối với người phạm tội chưa đạt về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Căn cứ vào Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt về tội chưa đạt về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đềTội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Đổi tên bố trong giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình như sau:
– Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
– Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
– Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
– Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

Người dưới 14 tuổi sử dụng trái phép ma túy bị xử lý thế nào?

Người dưới 14 tuổi sử dụng ma túy không phải đối tượng chịu trách nhiệm hình sự và xử lý hành chính theo quy định của pháp luật do không đủ điều kiện về độ tuổi. Luật Phòng, chống ma túy có những quy định liên quan đến quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ.
Điều 23 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định:
1. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ.
Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý hành chính.
2. Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý.
3. Nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm:
a) Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;
c) Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Trong trường hợp người sử dụng ma túy bị xác định là nghiện mà túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và cai nguyện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật:
– Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng
– Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Trong trường hợp hợp dưới từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không hoàn thành cai nghiện tự nguyện, sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc theo quy định của Luật phòng, chống ma túy 2021:
“Điều 33. Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm