Xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể bị xử phạt thế nào?

bởi PhuongMai
Xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể bị xử phạt thế nào

Tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu; thờ cúng tổ tiên và thờ những người có công với đất nước đã trở thành truyền thống của người dân Việt Nam. Có thể nói, đây chính là những di sản văn hóa phi vật thể; ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Đó là những di sản đã góp phần hình thành nên cốt cách của mỗi con người Việt Nam. Tuy nhiên, đó cũng là những thứ dễ bị làm tổn thương nhất. Vậy hành vi Xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể bị xử phạt thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

“Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một thanh niên tự xưng là thầy Long; có hành vi đăng tải những video mang tính xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu, anh hùng dân tộc. Những video của thanh niên này trên nền tảng youtube đã được ghi lại như một bằng chứng cho hành vi phạm tội của thanh niên này. Hiện vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016

Nghị định 38/2021/NĐ-CP

Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân; vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng; truyền nghề; trình diễn và các hình thức khác.

Thế nào là hành vi xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể?

Là tổng các hành vi, lời nói, cử chỉ, hành động không đúng mực; mang tính chất bôi nhọ di sản văn hóa phi vật thể.

Xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể bị xử phạt thế nào?

Xử lý hành chính đối với hành vi xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể

Theo quy định tại Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; mỗi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, một người có thể theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Tuy nhiên, đi liền với quyền này; mỗi người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác.

Cùng với đó, Điều 5 Luật tín ngưỡng tôn giáo quy định các hành vi bị nghiêm cấm:

  • Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
  • Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Từ đó cho thấy; đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại; vẫn chưa có quy định về mức phạt cụ thể đối với hành vi này.

Xử lý hình sự đối với hành vi xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể

Tương tự như vậy; hiện tại hệ thống pháp luật vẫn chưa có khung hình phạt cũng như tội danh cho hành vi này.

Giải quyết tình huống

Do chưa có pháp luật để điều chỉnh chính xác hành vi này. Vậy nên, theo quy tắc áp dụng pháp luật của Việt Nam. Để xử lý hành vi vi phạm này; sẽ phải áp dụng pháp luật tương tự. Theo đó, áp dụng pháp luật tương tự là sử dụng một quy phạm pháp luật tương đối phù hợp để giải quyết quan hệ này.

Hiện tại, Việt Nam cũng đang gấp rút xây dựng quy định để xử lý cho những hành vi xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể bị xử phạt thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu sau khi một người bị xử phạt về hành vi xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể; nghị định quy định về việc xử phạt vẫn chưa được ban hành; những người sau đó nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo đó, sau khi một người bị xử phạt về hành vi trên; việc xử lý người đó sẽ trở thành án lệ. Khi chưa có nghị định quy định về việc xử phạt; án lệ này sẽ được áp dụng để xử lý những người vi phạm sau.

Nếu nghị định quy định về việc xử phạt đã được ban hành; có được sử dụng án lệ để tiếp tục xử lý không?

Nếu nghị định quy định đã được ban hành; án lệ sẽ không được sử dụng nữa.

Nếu sau khi nghị định mới được ban hành, mức xử phạt có phần nhẹ hơn so với mức phạt trước đó; có thể áp dụng việc hồi tố không?

Nếu sau khi nghị định mới được ban hành, mức xử phạt có phần nhẹ hơn so với mức phạt trước đó; có thể áp dụng việc hồi tố.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm